Công ty chấm dứt hợp đồng lao động do kinh tế khó khăn, người lao động được hỗ trợ thế nào?

Công ty tôi chấm dứt hợp đồng lao động nhiều nhân sự với lý do kinh tế khó khăn và phải thay đổi cơ cấu tổ chức.

Theo luật lao động, người bị mất việc do thay đổi cơ cấu sẽ được trợ cấp, hỗ trợ thế nào? Nếu công ty không thực hiện đúng theo luật và hợp đồng, người lao động có thể làm gì?

Bạn đọc V.B.A. gửi câu hỏi.

- Luật sư Tào Văn Dũng (Đoàn luật sư TP.HCM) tư vấn:

lao động - Ảnh 1.

Luật sư Tào Văn Dũng

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế:

Khi người sử dụng lao động muốn chấm dứt hợp đồng do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế thì người sử dụng lao động phải thực hiện những công việc sau:

- Phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định. Trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng, nội dung cụ thể như sau:

Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian; Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu; Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động; Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động.

Khi xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong 15 ngày kể từ ngày được thông qua (điều 44 Bộ luật Lao động năm 2019).

- Nếu người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc theo quy định (điều 42 Bộ luật Lao động năm 2019).

Trợ cấp mất việc làm do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế:

Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả 1 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 2 tháng tiền lương.

Tiền lương để tính trợ cấp mất việc là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm (khoản 11 điều 34 và điều 47 Bộ luật Lao động năm 2019).

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật:

Khi người sử dụng lao động không thực hiện đúng các quy định, trình tự, thủ tục để chấm dứt hợp đồng thì đã vi phạm pháp luật là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và phải có nghĩa vụ như sau:

- Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 2 tháng lương theo hợp đồng lao động.

Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.

- Nếu không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

- Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

- Nếu người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định đã nêu trên thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định để chấm dứt hợp đồng lao động.

- Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định đã nêu và trợ cấp thôi việc, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 2 tháng lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng (điều 41 Bộ luật Lao động năm 2019).

Khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định, người lao động có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động bao gồm: Hòa giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động; Tòa án nhân dân (điều 187 Bộ luật Lao động năm 2019).

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Ủy quyền cho con đi du lịch nước ngoài với người thân thế nào? - Ảnh 2.

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected].

Công ty chấm dứt hợp đồng lao động do kinh tế khó khăn, người lao động được hỗ trợ thế nào? - Ảnh 3.Hết hợp đồng lao động thì có tự động gia hạn không?

Nếu tôi đã hết hạn hợp đồng lao động (36 tháng) mà tôi vẫn làm việc thì hợp đồng đó có tự động gia hạn không?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên