22/07/2025 17:12 GMT+7

Người dân nuôi chim diều lửa không giấy tờ là phạm luật

Dù việc nuôi chim diều lửa cần phải có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp, nhưng vẫn có người mang loài chim này đến bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, TP.HCM để huấn luyện cho chim bay lượn cũng như quay clip đăng lên mạng xã hội.

diều lửa - Ảnh 1.

Nam thanh niên huấn luyện hai con chim diều lửa trên bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vào ngày 18-7 - Ảnh: NGỌC KHẢI

Ngày 18-7, một số người trên đường Trường Sa, gần bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, phường Cầu Kiệu (quận Phú Nhuận cũ) không khỏi ngạc nhiên khi thấy một nam thanh niên huấn luyện hai con chim lớn bay lượn, rồi cho chim ăn mồi, uống nước.

Thỉnh thoảng, nam thanh niên trên thổi còi để hai con chim có sải cánh dài bay vút lên cao rồi chao lượn sà xuống đậu lên găng tay.

Nam thanh niên trên cho biết hai con chim trên đều là diều lửa, đều không có giấy tờ. Trong đó một con được người em tặng, còn con còn lại của một người anh nhờ huấn luyện giúp.

Trên tài khoản mạng xã hội của nam thanh niên này cũng có đăng tải một số đoạn clip huấn luyện chim diều lửa tại khu vực bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một số người dân sinh sống gần khu vực bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè cho biết thỉnh thoảng thấy có người mang con chim "lạ" có sải cánh rộng đến huấn luyện bay lượn.

"Tôi không rõ đây là chim gì và chim có gây hại cho người khác hay không? Việc nuôi chim như thế có được phép của cơ quan chức năng hay không?", một người dân bày tỏ.

diều lửa - Ảnh 2.

Một con diều lửa mà nam thanh niên huấn luyện trên bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vào ngày 18-7 - Ảnh: NGỌC KHẢI

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, chim diều lửa cùng một số loài chim săn mồi được một số tay chơi mua từ chim non được bán trên mạng xã hội có giá hàng triệu đồng, sau đó huấn luyện thành thú cưng. Nguồn gốc diều lửa có khi được rao bán là săn bắt từ tự nhiên.

Một cán bộ kiểm lâm cho biết diều lửa (tên khoa học là Haliastur indus) thuộc nhóm IIB trong danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm theo thông tư 27/2025/TT-BNNMT của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Việc mua bán, vận chuyển, nuôi diều lửa không giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp là vi phạm, có thể bị xử phạt hành chính.

Cán bộ kiểm lâm này khuyến cáo việc nuôi nhốt diều lửa cũng như các loài động vật hoang dã cần tuân thủ các quy định của pháp luật. Người dân không nên mua bán, nuôi trái phép diều lửa cũng như các loài động vật hoang dã, bởi điều này vi phạm pháp luật cũng như tiếp tay cho người buôn bán, săn bắt động vật hoang dã trái phép.

diều lửa - Ảnh 3.

Con diều lửa đáp xuống găng tay nam thanh niên đứng trên bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vào ngày 18-7 - Ảnh: NGỌC KHẢI

Vô tư huấn luyện chim diều lửa không giấy tờ trên bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè- Ảnh 4.Người dân muốn nuôi chim aviary làm cảnh, kiểm lâm và luật sư khuyến cáo gì?

Có nhiều ý kiến tranh luận về việc nuôi chim hoang dã để làm cảnh, trong đó có nuôi chim aviary (lồng chim lớn), kiểm lâm và luật sư nói gì?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên