
Trước ngưỡng cửa đại học, đặc biệt khi phổ điểm năm nay có nhiều biến động, nhiều thí sinh và phụ huynh tỏ ra khá lo lắng - Ảnh: Huflit
Đứng trước bước ngoặt
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 khép lại với nhiều đánh giá cho rằng đề thi khó hơn so với những năm trước. Ngay sau khi phổ điểm chính thức được công bố, không ít thí sinh đã rơi vào trạng thái lo lắng, thậm chí hoang mang.
Điều này không chỉ đến từ kết quả thấp hơn kỳ vọng, mà còn do các bạn trẻ đang đứng trước một trong những quyết định mang tính bước ngoặt: đăng ký - và sắp xếp nguyện vọng xét tuyển vào đại học.
Trong thời điểm Cổng tuyển sinh của Bộ GD&ĐT bắt đầu mở cho đăng ký chính thức, tâm lý "điều chỉnh trong mù mờ" trở thành tình trạng chung của nhiều thí sinh.
Không ít bạn tự hỏi: với mức điểm này, nguyện vọng ban đầu có còn phù hợp? Có nên "xuống nguyện vọng" để chắc suất, hay thử một lần mạo hiểm? Và liệu còn có phương án nào khác - ngoài điểm thi tốt nghiệp để bước tiếp vào cánh cửa đại học?
Điểm thi không là yếu tố duy nhất
Những năm trước, điểm thi tốt nghiệp THPT gần như là "chìa khóa độc đạo" để vào đại học. Tuy nhiên, từ vài năm trở lại đây, bức tranh xét tuyển đã thay đổi đáng kể.
Nhiều trường đại học sử dụng song song nhiều phương thức xét tuyển: học bạ, điểm thi đánh giá năng lực, tuyển thẳng... giúp thí sinh có thêm cơ hội, đồng thời giảm áp lực phải đạt điểm quá cao chỉ trong một kỳ thi duy nhất.
Tâm lý chung của các thí sinh sau khi biết điểm là tìm kiếm một "ngưỡng an toàn". Nhưng chính việc đề thi có nhiều "thay đổi" so với mọi năm khiến cho việc so sánh và đoán điểm chuẩn trở nên bất định.
Theo ghi nhận từ trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (HUFLIT), số lượng thí sinh chủ động tìm hiểu lại các phương thức xét tuyển đang tăng nhanh trong những ngày đầu mở hệ thống.
Những câu hỏi thường gặp nhất không còn xoay quanh "ngành này bao nhiêu điểm?" mà là "em có thể xét tuyển theo phương thức nào?", "học bạ có còn được chấp nhận không?", "nếu điểm ĐGNL cao hơn thì em nên ưu tiên cách nào?".

Nhiều thí sinh và phụ huynh tìm hiểu về các phương thức xét tuyển tại trường - Ảnh: Huflit
Xu hướng chọn trường hiện tại vì vậy cũng đang dịch chuyển. Một mặt, thí sinh vẫn cân nhắc thứ hạng, thương hiệu; mặt khác, nhiều bạn bắt đầu ưu tiên tính ổn định, minh bạch, dễ tiếp cận, đặc biệt trong bối cảnh học phí, điều kiện xét tuyển và cơ hội nghề nghiệp là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định.
Không chỉ là chọn trường
Với nhiều bạn trẻ hiện nay, chọn đại học không chỉ là chọn nơi học, mà là chọn một định hướng nghề nghiệp thực tế, phù hợp năng lực và xu hướng phát triển xã hội.
Tại HUFLIT, chương trình đào tạo được xây dựng xoay quanh trải nghiệm học tập - trải nghiệm nghề nghiệp, bám sát nhu cầu thực tế từ các doanh nghiệp.
Đặc biệt, trường xác định ngoại ngữ và công nghệ thông tin là hai công cụ chiến lược giúp người học nâng cao năng lực cạnh tranh. Do đó, sinh viên sẽ được học chuyên ngành bằng ngoại ngữ, rèn luyện trong môi trường đa văn hóa và được đào tạo kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc.
Đây chính là lợi thế giúp sinh viên dễ dàng thích nghi và nổi bật trên thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Thông qua các lớp học trải nghiệm, học sinh THPT có cơ hội tìm hiểu về nghề nghiệp trước khi đưa ra quyết định chọn ngành, chọn trường - Ảnh: Huflit
Sự linh hoạt trong tuyển sinh, cộng với chính sách ổn định và hỗ trợ dài hạn, khiến trường ngày càng được nhiều thí sinh ưu tiên trong danh sách nguyện vọng - không chỉ vì "an toàn điểm số", mà vì đây là môi trường rõ ràng về định hướng, gần gũi về trải nghiệm và thực tế về cơ hội nghề nghiệp.
Chọn HUFLIT, nhận ngay học bổng
Bên cạnh tiềm năng về nhu cầu nhân lực, cơ hội việc làm thì các chính sách học bổng hấp dẫn cũng là một trong những yếu tố được nhiều thí sinh và gia đình quan tâm khi chọn trường, chọn ngành.
Tại HUFLIT, trong kỳ tuyển sinh 2025, nhà trường áp dụng hàng loạt các chính sách học bổng hấp dẫn với tổng giá trị lên đến 46 tỉ đồng, trong đó có những suất học bổng có giá trị lên đến 100% học phí (https://huflit.edu.vn/tin-tuc/huflit-mo-cong-xet-hoc-ba-nhan-hoc-bong-dot-03-den-het-ngay-30-6/).
Đặc biệt, trường cũng cam kết không tăng học phí toàn khóa đối với tân sinh viên 2025.
Nhà trường sẽ giảm ngày 50% học phí học kỳ I năm nhất dành cho các thí sinh trúng tuyển bằng cách đăng ký HUFLIT làm nguyện vọng 1.
Trường đã công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển năm 2025 (điểm sàn) cho 23 ngành đào tạo bậc Đại học, hệ chính quy của trường theo lộ trình xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng cho 3 phương thức xét tuyển: xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét kết quả học tập THPT lớp 12 và xét điểm thi ĐGNL của ĐHQG TP.HCM lần lượt là 15 điểm, 18 điểm và 500/1200 điểm.
Một quyết định đúng lúc
Thời gian từ nay đến hết tháng 7 là khoảng quan trọng để các bạn học sinh rà soát, đăng ký và hoàn thiện nguyện vọng. Trong giai đoạn này, điều đáng sợ không phải là điểm thi thấp, mà là chọn sai điểm đến chỉ vì áp lực hoặc cảm giác phải "cố gắng đua cho bằng bạn bè".

HUFLIT tự hào là người bạn đồng hành trên hành trình trưởng thành của mỗi sinh viên - Ảnh: Huflit
Giá trị của một lựa chọn đại học không nằm ở thứ hạng điểm chuẩn, mà nằm ở khả năng tạo điều kiện để người học phát triển cả về kiến thức, kỹ năng và con người. Với nhiều bạn, đại học là nơi đầu tiên các bạn có thể làm chủ thời gian, học theo cách riêng, và kết nối với môi trường học tập đa chiều.
Chọn đúng trường, vì vậy, không phải là chọn nơi có điểm đầu vào cao nhất. Đó là chọn nơi có thể giúp bạn học tốt, sống tốt và phát triển bền vững, dù bạn bắt đầu ở mức điểm nào.
BÌNH LUẬN HAY