Vụ xâm hại ngai vàng triều Nguyễn: Trách nhiệm thế nào?

Theo Bộ luật Hình sự, người xâm hại đến bảo vật quốc gia (trong trường hợp ở Huế là ngai vàng triều Nguyễn) có thể bị xử phạt tù từ 2 đến 7 năm.

ngai vàng - Ảnh 1.

Luật sư Võ Công Hạnh (Đoàn luật sư TP Huế) - Ảnh: NVCC

Liên quan đến vụ việc ông Hồ Văn Phương Tâm vượt rào bảo vệ, leo lên ngồi rồi bẻ gãy bảo vật quốc gia là ngai vàng triều Nguyễn, luật sư Võ Công Hạnh (Đoàn luật sư TP Huế) đã có những nhận định về mặt pháp lý xoay quanh vụ việc này.

Bảo vật Quốc gia được bảo vệ theo luật Di sản

Theo ông Hạnh, ngai vàng của vua tại Đại Nội Huế là một trong những bảo vật quốc gia được Nhà nước bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định pháp luật.

Tuy nhiên, hành vi phá hoại, bẻ gãy bệ tỳ tay của ngai vàng thành nhiều khúc, làm hư hại một phần cấu trúc nguyên bản của ông Tâm đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

"Đối với hành vi có tính chất nghiêm trọng như trên sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại điểm c khoản điều 178 Bộ  luật Hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản với mức hình phạt đến 7 năm tù.

"Có thể thấy Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã có những giải pháp đảm bảo an ninh như lắp camera giám sát, có quy chế về công tác của lực lượng bảo vệ, thường xuyên thường trực tại di tích theo quy định.

ngai vàng - Ảnh 2.

Hành vi bẻ gãy bệ tỳ tay ngai vàng triều Nguyễn của ông Hồ Văn Phương Tâm có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng Bộ luật Hình sự 2015 - Ảnh cắt từ clip

Người phá hỏng di sản phải bồi thường

Trong khi đó, luật sư Trần Minh Hùng cho rằng, trong vụ việc ngai vàng triều Nguyễn - một bảo vật quốc gia bị du khách phá hoại tại điện Thái Hòa, Đại Nội Huế thì trách nhiệm và mức xử lý được xác định nếu kết quả giám định cho thấy ông Tâm đủ năng lực hành vi thì phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc hành chính. Ngoài ra, người hủy hoại di sản còn phải chịu trách nhiệm dân sự với mức độ thiệt hại của bảo vật.

Cụ thể, trách nhiệm dân sự: Căn cứ điều 584, 589 Bộ luật Dân sự 2015: Người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại vật chất bao gồm: Chi phí phục hồi, tu sửa bảo vật; Chi phí liên quan đến việc trưng bày tạm thời, bảo quản khẩn cấp.

Bồi thường thiệt hại do ngưng trưng bày (nếu có thể định lượng) và các chi phí phát sinh khác liên quan trực tiếp đến hậu quả. Số tiền cụ thể phụ thuộc vào: Kết quả định giá thiệt hại thực tế và chi phí phục hồi ngai vàng (vốn là một hiện vật quý hiếm).

Các luật sư cho rằng Cơ quan điều tra Công an TP Huế cần khởi tố ngay vụ án, khởi tố bị can để làm rõ nguyên nhân, mục đích, động cơ, yếu tố sức khỏe tâm thần… của nghi phạm nhằm đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật.

Người bẻ gãy ngai vàng triều Nguyễn đối diện với mức án nào? - Ảnh 2.Tạm giữ hình sự người bẻ gãy ngai vàng triều Nguyễn

Công an TP Huế đã quyết định tạm giữ hình sự Hồ Văn Phương Tâm để điều tra hành vi xâm hại bảo vật quốc gia ngai vàng triều Nguyễn.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0