09/05/2025 02:13 GMT+7

Thông điệp hòa bình của tân Giáo hoàng Leo XIV

Giáo hoàng Leo XIV mở đầu bài phát biểu bằng từ "bình an/hòa bình" (pace) và nhiều lần lặp lại từ này trong bài nói đầu tiên của ông trên cương vị mới.

Giáo hoàng Leo XIV - Ảnh 1.

Tân Giáo hoàng Leo XIV (giữa) vẫy chào tín hữu tập trung đông đảo tại Quảng trường Thánh Peter ngày 8-5 - Ảnh: AFP

Khoảng 23h00 đêm 8-5 (giờ Việt Nam), khói trắng đã bốc lên từ ống khói Nhà nguyện Sistine, báo hiệu Mật nghị Hồng y đã bầu ra vị Giáo hoàng thứ 267 trong lịch sử Giáo hội Công giáo.

Mở đầu bằng hai chữ bình an

Hơn một tiếng sau, Hồng y phó tế trưởng của Giáo hội Công giáo Roma Dominique Mamberti xuất hiện tại ban công Giáo hoàng của Vương cung Thánh đường Thánh Peter, công bố Giáo hoàng mới.

Hồng y Robert Francis Prevost, 69 tuổi, được bầu làm Giáo hoàng thứ 267 của Giáo hội Công giáo. Ông chọn tông hiệu Leo XIV và trở thành Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong lịch sử.

Sau khi vẫy chào những tín hiệu đang hò reo trên Quảng trường Thánh Peter, vị Giáo hoàng mới thực hiện bài phát biểu đầu tiên trong vai trò mới.

Giáo hoàng Leo XIV mở đầu phát biểu bằng tiếng Ý: "Bình an (pace) ở cùng các con. Đây là lời chào đầu tiên của Đức Kitô phục sinh, vị Mục tử nhân lành đã hiến dâng mạng sống mình cho Thiên Chúa. Và tôi cũng mong lời chào bình an này sẽ đi vào trái tim và gia đình của mỗi chúng ta".

Giáo hoàng Leo XIV khẳng định nhân loại cần "trở thành một dân tộc duy nhất", luôn sống trong hòa bình.

Ngài nhấn mạnh thông điệp tri ân Giáo hoàng Francis tiền nhiệm. Ông nhắc lại dù giọng nói của Giáo hoàng Francis đã yếu đi trong những ngày cuối đời, thông điệp của ngài vẫn vang vọng khắp thế giới.

Tân Giáo hoàng chia sẻ: "Xin cảm ơn Giáo hoàng Francis. Chúng ta hãy lưu giữ trong mình giọng nói của Giáo hoàng Francis đang chúc lành cho Rome. Vị Giáo hoàng đã ban phước cho Rome và cho toàn thế giới vào sáng Lễ Phục sinh đó.

Xin cho phép tôi được tiếp nối lời chúc lành ấy. Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Thiên Chúa yêu thương mọi người. Ác quỷ sẽ không chiến thắng".

Tầm nhìn về thế giới hòa bình, đối thoại

Giáo hoàng Leo XIV - Ảnh 2.

Tân Giáo hoàng Leo XIV vẫy chào các tín hữu từ ban công Giáo hoàng của Vương cung Thánh đường Thánh Peter - Ảnh: REUTERS

Nói đến đây, Giáo hoàng Leo XIV chuyển sang phát biểu bằng tiếng Tây Ban Nha. Tây Ban Nha chính là ngôn ngữ được sử dụng ở Peru, nơi ông đã gắn bó một phần không nhỏ trong cuộc đời tu đạo.

Hồng y Prevost từng có một thập kỷ làm việc tại Trujillo, Peru. Sau đó ông giữ chức Giám mục thành phố Chiclayo, một thành phố khác của Peru, từ năm 2014 - 2023.

Tân Giáo hoàng gửi lời đến "giáo phận yêu dấu" của mình tại Peru: "Gửi đến giáo phận thân yêu nhất của tôi ở Peru, nơi có những con người trung tín đã đồng hành cùng Giám mục của họ để chia sẻ đức tin, và những người đã nỗ lực rất nhiều để trở thành một Giáo hội trung thành".

Ông kêu gọi Giáo hội Công giáo trở thành một Giáo hội "hiệp hành", "một Giáo hội biết tiến bước, luôn tìm kiếm hòa bình và gần gũi với những ai đang đau khổ".

Giáo hoàng Leo XIV cũng phác họa tầm nhìn của mình về một Giáo hội Công giáo "xây những nhịp cầu" và thúc đẩy đối thoại: "Chúng ta phải cùng nhau hướng đến một Giáo hội truyền giáo. Một Giáo hội biết xây dựng cầu nối và đối thoại".

Bên cạnh đó, tân Giáo hoàng cũng kêu gọi mọi người "thể hiện lòng bác ái" với người khác "và đối thoại bằng tình yêu thương".

Giáo hoàng Leo XIV mở đầu bài phát biểu của mình với hòa bình/bình an (pace) và nhắc lại từ này xuyên suốt bài nói của mình.

Bên cạnh đó, Giáo hoàng Leo XIV cũng không quên gửi lời cảm ơn đến các Hồng y đã tín nhiệm bầu chọn ngài làm người lãnh đạo Giáo hội Công giáo.

"Tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn tới các anh em Hồng y đã chọn tôi làm người kế vị Thánh Peter, cùng đồng hành với anh em trong một Giáo hội hiệp nhất. Luôn tìm kiếm hòa bình và công lý. Cùng nhau cộng tác với những người nam nữ trung tín với Đức Giêsu Kitô, không ngại loan báo Tin Mừng và trở nên những nhà truyền giáo".

Thông điệp hòa bình của tân Giáo hoàng Leo XIV - Ảnh 4.Mật nghị Hồng y 2025: Những điều cần biết về tiến trình bầu Giáo hoàng

Sự kiện Mật nghị hồng y 2025 vào ngày 7-5 đang thu hút sự chú ý của toàn thế giới khi các hồng y tề tựu tại Vatican để chọn ra vị Giáo hoàng kế nhiệm.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên