Bão Wipha có dáng dấp Yagi, rạng sáng mai là bão số 3

Đường đi, tác động của bão Wipha có hình dáng của Yagi, do đó các địa phương, người dân cần hết sức lưu ý, có phương án phòng chống với bão mạnh khi đổ bộ ở cấp 10-11, giật cấp 14, 15.

bão wipha - Ảnh 1.

Dự báo vị trí và hướng di chuyển bão Wipha lúc 13h chiều 18-7 - Ảnh: NCHMF

Ông Mai Văn Khiêm - giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia - cho biết như vậy tại cuộc họp ứng phó với bão Wipha do Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức chiều 18-7.

Theo ông Khiêm, trưa chiều nay, cường độ bão Wipha đã mạnh thêm một cấp, lên cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11. Hiện đang di chuyển nhanh theo hướng tây tây bắc với tốc độ khoảng 20km/h.

Trên ảnh mây vệ tinh có thể thấy, mây đối lưu đang chụm quanh tâm bão, điều này cho thấy bão đang có xu thế mạnh lên.

Theo ông Khiêm, khoảng rạng sáng mai 19-7, bão Wipha sẽ đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 3 trong năm nay.

"Hiện nay các điều kiện về môi trường thuận lợi để cường độ bão tăng cấp trong 2-3 ngày tới như nhiệt độ mặt biển cao, thông lượng nhiệt đại dương cao, độ đứt gió trung bình tầng yếu, phân kỳ gió ở tầng cao" - ông Khiêm nói.

Về hướng di chuyển bão, ông Khiêm cho biết các dự báo quốc tế chưa có độ thống nhất cao, nhất là khi bão đi vào khu vực vùng biển phía đông bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), các phương án dự báo còn lệch trên dưới 100km, nếu đi lên nhiều phía Bắc hoặc lệch xuống phía Nam đi vào vịnh Bắc Bộ thì tác động, mưa gió tới đất liền nước ta sẽ khác nhau.

Bão Wipha có dáng dấp Yagi, rạng sáng mai là bão số 3 - Ảnh 2.

Ông Mai Văn Khiêm, giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia - Ảnh: C.TUỆ

Về cường độ bão, các dự báo quốc tế cũng có sự khác biệt, chưa thống nhất. Dự báo cường độ bão mạnh nhất cấp 12, giật cấp 15 khi ở khu vực vùng biển phía đông đảo Hải Nam (Trung Quốc). Khi vào vịnh Bắc Bộ, tác động đến đất liền nước ta khoảng cấp 10.

"Khoảng sáng 21-7, bão di chuyển vào vịnh Bắc Bộ. Từ tối đến đêm 21-7 có khả năng bắt đầu ảnh hưởng đến đất liền. Từ 21 đến 24-7, xảy ra một đợt mưa to đến rất to khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ. Trường hợp bão lệch hơn đi lên phía Bắc, đi dọc đất liền ven biển tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) thì tác động về mưa gió sẽ giảm.

Hiện bão chưa vào Biển Đông nên đây mới chỉ là dự báo ban đầu, sau khi vào Biển Đông sẽ có những thay đổi nên người dân cần chú ý các bản tin dự báo cập nhật" - ông Khiêm nói.

Những lưu ý đối với bão Wipha

- Điều kiện môi trường thuận lợi cho bão phát triển, tăng cấp.

- Sáng 19-7 di chuyển vào Biển Đông, cường độ mạnh nhất khi ở phía đông của Lôi Châu (Trung Quốc).

- Di chuyển tốc độ nhanh sau khi vào Biển Đông và khả năng cao ảnh hưởng đất liền Việt Nam (sớm thì từ tối và đêm 21-7, dự tính trong ngày 22-7), vùng ảnh hưởng từ Quảng Ninh - Nghệ An.

- Khả năng gây mưa lớn ở Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An, thời gian mưa từ ngày 21 đến 24-7, lượng mưa 200-350mm, có nơi trên 600mm (đây là nhận định sơ bộ ban đâu, độ tin cậy chưa cao, cần cập nhật khi trong các bản tin tiếp theo).

- Đường đi, tác động có hình dáng của Yagi, cần hết sức lưu ý, có phương án phòng chống với bão mạnh khi đổ bộ ở cấp 10-11, giật cấp 14, 15.

Bão Wipha - Ảnh 1.Bão Wipha sau khi vào Biển Đông có thể mạnh cấp 11-12, khả năng cao ảnh hưởng đến nước ta

Dự báo sau khi vào Biển Đông, bão Wipha dự kiến sẽ tiếp tục mạnh lên, đạt cường độ cấp 11-12 và có khả năng cao sẽ ảnh hưởng đến đất liền nước ta trong ngày 22-7. Ở Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An sẽ có mưa lớn.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên