TTCT - Những năm vừa qua, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, nhiều công trình phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân ở những vùng đặc biệt khó khăn mà chủ yếu là vùng đồng bào dân tộc thiểu số cư trú ở vùng sâu vùng xa đã được tiến hành xây dựng, đi vào hoạt động và đã đạt được những kết quả bước đầu. Như Chương trình 135 của Chính phủ giúp các xã đặc biệt khó khăn xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án của các tổ chức trong và ngoài nước mà quan trọng nhất phải kể đến dự án xây dựng hệ thống nước tự chảy và khoan giếng lấy nước sạch phục vụ sinh hoạt cho bà con ở những vùng khó khăn của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tài trợ... Các dự án này được triển khai rộng khắp, hầu như tất cả các tỉnh vùng cao và những vùng khó khăn, thiếu nước trong sinh hoạt, sản xuất đều được sự giúp đỡ của các dự án này. Nhưng xem ra hiệu quả đạt được không như mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu là thi công sai kỹ thuật dẫn đến công trình có chất lượng kém chóng hư hỏng. Mặt khác, một số công trình không phù hợp với phong tục tập quán của một số địa phương, khi xây dựng đã không quan tâm đến việc lựa chọn địa điểm thích hợp để lắp đặt, khoan giếng ở nơi tập trung đông dân cư như nhà rông, nhà văn hóa... mà chỉ chọn những nơi thuận lợi việc thi công hoặc gần nhà của một số cán bộ chính quyền địa phương sở tại. Vậy để các công trình này đạt hiệu quả tốt, thiết thực, theo chúng tôi, cần đáp ứng các yêu cầu sau đây. Thứ nhất, đối với các công trình đã xây dựng và đi vào hoạt động cần kiểm tra đánh giá và thống kê chính xác hiệu quả sử dụng, rút kinh nghiệm và xử lý sửa chữa. Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị được giao trách nhiệm làm chủ đầu tư, thi công, giám sát thi công và nghiệm thu các công trình đó. Đối với những công trình đang và sẽ thi công nên tăng cường quản lý về vốn, kiểm tra kỹ thuật, tiến độ thi công và cách thức nghiệm thu công trình, cương quyết xử lý các vụ vi phạm có thể dẫn đến việc gây thiệt hại cho công trình về sau và nên qui định trách nhiệm cụ thể cho đơn vị quản lý nguồn vốn xây dựng các công trình đó. Thứ hai, tăng cường hơn nữa sự tham gia giám sát của chính quyền (đặc biệt là HĐND các cấp) và nhân dân địa phương (người hưởng lợi ích chủ yếu từ các công trình này) lắng nghe ý kiến của họ trước khi xây dựng công trình. Tránh tình trạng khi công trình đã xây dựng xong không ai sử dụng do ở xa khu dân cư, không thuận tiện việc đi lại hoặc không phù hợp với phong tục tập quán của nhân dân địa phương (như người dân ở đó có thói quen dùng nước tự chảy mà chúng ta lại tiến hành khoan giếng). Thứ ba, trước và sau khi xây dựng công trình phải phổ biến, tuyên truyền đến tận người dân những lợi ích mà công trình đem lại, cũng như hướng dẫn cách thức bảo quản, sử dụng sao cho có hiệu quả lâu dài, tránh hiện tượng một số công trình sử dụng chưa được bao lâu đã hư hỏng.
Mở chiếc rương di cảo của sử gia Trần Trọng Kim VIỆT ANH (VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM) 02/07/2025 1990 từ
"Ba người vượt ngục Guyane": Để tin yêu - dù cuộc đời có những éo le lịch sử NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI 01/07/2025 2011 từ
TP.HCM mới họp phiên đầu tiên về kinh tế - xã hội, đánh giá tác động thuế đối ứng Mỹ THẢO LÊ 04/07/2025 Sáng 4-7, UBND TP.HCM tổ chức phiên họp về tình hình, kết quả kinh tế - xã hội tháng 6 đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2025.
Khắc phục hơn 1.100 tỉ, được đề nghị lại mức án, ông Nguyễn Văn Hậu vẫn đối diện 30 năm tù THÂN HOÀNG 04/07/2025 Sau khi Tập đoàn Phúc Sơn nộp 768 tỉ, cùng số tiền ông Hậu đã nộp và bị tạm giữ để khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án hơn 1,1 ngàn tỉ, viện kiểm sát đã đề nghị lại mức án với ông Nguyễn Văn Hậu cùng một số bị cáo.
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão CHÍ TUỆ 04/07/2025 Sáng 4-7, vùng áp thấp ở đông bắc Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào? DƯƠNG LIỄU 04/07/2025 Không còn xã, cũng chẳng còn huyện hay tỉnh như thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhiều người dân băn khoăn liệu có thể khám chữa bệnh BHYT hay phải đổi lại thẻ BHYT?