TTCT - Hội họa cũng là thi ca và nhạc của Trịnh Công Sơn. Không nên dùng động từ "vẽ" với hội họa của Trịnh Công Sơn. Thay bằng "viết" thì đúng hơn. Ông viết bằng mầu. Hình, mầu của Trịnh Công Sơn là những ký tự, ký âm, ký tự, ký âm ấy không nhất thiết phải mang nghĩa. Ký tự của Trịnh Công Sơn qua mầu, hình là để chuyên chở cảm xúc. Nói cách khác, Trịnh Công Sơn phổ cảm xúc của ông vào hình mầu, ca từ của ông chuyên chở những "ám ảnh nghệ thuật", ám ảnh về cô đơn, thân phận, về chiến tranh và lẽ vô thường... thông qua những hình ảnh "con chim chiều mang đầy nắng quạnh hiu", "đốm lửa trong vườn khuya", "vết thương như đá ngây ngô"...Tranh Trịnh Công SơnTự họa cuối cùng của Trịnh Công Sơn, năm 2000Trịnh Hoàng DiệuChân dung Bùi GiángChân dung Nguyễn TuânNhững hình ảnh ấy, theo nghĩa rộng hơn, chính là giúp giải thoát cho những ám ảnh. Ám ảnh vừa là ràng buộc cũng vừa là giải thoát, nó ở trong nhau, trong ám ảnh có giải thoát và ngược lại. Không có ám ảnh thì không có nghệ thuật vì ám ảnh là chân dung con người thơ nhạc họa/vô thức của ông.Xem tranh ông, người ta nhận ra ông không băn khoăn về kỹ thuật, chất liệu, mầu, hòa sắc, giống mẫu hay không. Như tờ giấy trắng để viết, ông ưa thích vẽ thẳng trên mầu toan trắng, hoặc có vẽ mầu nền nhưng không gia công cầu kỳ, rườm rà.Giai điệu ấy vang lên trong ông, bài hát thơ ấy đã xong, ký âm ra giấy chẳng còn mấy ý nghĩa. Tương tự vậy, bức tranh ấy trong lòng ông, trong đáy mắt ông rồi, nhấc bút chấm vào mầu đưa lên mặt toan chỉ còn là "gọi nắng" về...Tư duy của họa sĩ khó thoát khỏi logic, nhưng người nhạc Trịnh Công Sơn vẽ có nhiều vô lý của mộng mị, "tình khâu môi cười", "bàn chân âm thầm nói", "đời mình là những quán không", "con sông là thuyền". Cá tính cốt tử hoặc ADN của Trịnh Công Sơn là mỹ cảm của vô lý. Ông mở rộng nghĩa của chữ Việt, để nó có những nghĩa mới đa thanh, đa chiều, đa nghĩa qua tu từ, ẩn dụ, so sánh, nhân hóa... để "sai", để vô lý. Cũng như mở rộng nghĩa của bảng mầu.Đâu thấy ngập ngừng, đắn đo trong những nét bút mầu của Trịnh Công Sơn, thay vì dùng hợp âm này thì sẽ là "hợp âm mầu", mầu âm, hòa sắc, là bảng mầu, gam mầu này. Mạnh nhẹ, to nhỏ, ngắn dài của âm cũng là tương phản đậm nhạt, nóng lạnh của mầu hình mà. Khổ đầu trong "Vàng phai trước ngõ" là một ví dụ:Vàng phai trước ngõ trong ngần áo lụaNụ hồng quá nghe ra ngậm ngùiVì vàng phai xưa từng mấy độRộng nghìn thu một tà dương ấyÂm vị, hình vị, âm hình trong nhạc và ca từ của Trịnh Công Sơn vốn phong phú nên hội họa cũng là thi ca và nhạc của ông. Âm nhạc - thi ca - hội họa của ông là một. ■ Tags: Hội họa Trịnh Công Sơn.Tranh Trịnh Công SơnTrịnh Công SơnLê Thiết CươngNhạc Trịnh
Nhiếp ảnh gia chiến trường Thomas Billhardt: Cô ấy chỉ mơ một cốc nước chanh đá… CODET HANOI 30/04/2025 2202 từ
Toàn cảnh hành trình cung thỉnh xá lợi Đức Phật về tôn trí tại chùa Thanh Tâm HOÀI PHƯƠNG 02/05/2025 Xá lợi Đức Phật đang được tôn trí tại chùa Thanh Tâm hay còn gọi chùa Phật Cô Đơn (huyện Bình Chánh, TP.HCM), bắt đầu cho tăng ni, phật tử, người dân vào chiêm bái từ 6h ngày 3-5.
Lộ diện ngân hàng ‘cắt’ cả nghìn nhân sự BÌNH KHÁNH 02/05/2025 Nhiều ngân hàng tiếp tục thực hiện tái cấu trúc, tinh gọn bộ máy, cắt giảm nhân sự trong quý 1 năm nay. Có nơi số nhân sự bị cắt giảm lên tới hơn 1.600 người.
Tạm hoãn chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào ngày 3-5 HOÀI PHƯƠNG 02/05/2025 Thông tin từ ban tổ chức cho biết: việc cung thỉnh, tôn trí và chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức dự kiến diễn ra trong ngày 3-5 (nhằm mùng 6 tháng tư âm lịch), theo như thông cáo báo chí của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sẽ tạm hoãn.
Du lịch TP.HCM dịp lễ 30-4: Khách sạn kín phòng, tour lịch sử hút khách THẢO THƯƠNG 02/05/2025 Dịp lễ 30-4, du lịch TP.HCM sôi động chưa từng thấy. Công suất khách sạn đạt 'đỉnh', tour lịch sử 'bùng nổ'.