TTCT - Liên Hiệp Quốc vẫn còn là một tổ chức bị giằng xé ghê gớm bởi những lợi ích quốc gia và toan tính chính trị. Mỗi bận họp phiên họp khai mạc Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA), khu trung tâm Manhattan gần trụ sở cơ quan này đều hết sức nhộn nhịp. Các phái đoàn nước lớn có nguyên thủ sang dự thường dùng khách sạn Waldorf Astoria, kể cả đoàn Mỹ (vì thủ đô họ là Washington D.C.).Ảnh: abc7ny.comTừ khi Waldorf về tay một công ty Trung Quốc, phái đoàn Mỹ chuyển sang ngụ tại New York Palace. Khách sạn Waldorf lịch sử thật ra chỉ có 29 "phòng tổng thống" mà thôi. LHQ hiện có tới 193 thành viên, nên các trưởng đoàn phải phân chia nhau ra ngụ tại các khách sạn khác.Ai bị lên án nhiều nhất?Năm 1960, Fidel Castro và đoàn Cuba ngụ tại khách sạn Theresa ở khu phố da đen Harlem. 2009, đại tá Gaddafi thuê được chỗ cắm trại ở ngoại ô trên đất của… Donald Trump, nhưng phút chót lại phải gỡ. Mới đây, trưởng đoàn đảo quốc Palau (18.000 dân, diện tích 460km2) ngụ tại một motel bình dân 2 sao khiêm tốn ở ngoại ô. Chuyện kể là một tướng lãnh châu Phi khi đi ngang sảnh một khách sạn 5 sao ở Manhattan vào dịp khai mạc UNGA từng bị khách ngoắc lại sai đi gọi taxi, vì ông mặc quân phục và da đen nên bị tưởng nhầm là gác cửa!Tuy nhiên đấy là dịp khai mạc thôi, chứ quanh năm UNGA vẫn làm việc. Ngày 2-3 năm nay, UNGA biểu quyết lên án Nga trong cuộc chiến Ukraine và yêu cầu họ rút quân. Nghị quyết này được thông qua với 141 phiếu thuận, 5 chống và 35 phiếu vắng mặt. Nhiều kênh truyền thông (như Reuters) gọi đây là cuộc bỏ phiếu lịch sử. Nhưng có thật là nó đặc biệt như thế?Giờ ta xem lại, năm 2021 LHQ có tất cả 19 nghị quyết lên án: 5 cái lên án Syria, Triều Tiên, Crimea, Iran và Myanmar; nhưng 14 nghị quyết còn lại là lên án… Israel. Thí dụ, ngày 1-12-2021 có 3 nghị quyết lên án Israel: về Jerusalem, 129-11, 31 phiếu vắng mặt; về Palestine, 148-9, 14 phiếu vắng mặt; về cao nguyên Golan, 94-8, 69 phiếu vắng mặt. Năm 2020 và 2019, tình hình cũng tương tự: lần lượt 17/23 và 17/25 các nghị quyết lên án là dành cho Israel.Khi LHQ gửi đặc sứ sang giải quyết vấn đề Israel năm 1948, thì vị này - hầu tước người Thụy Điển Folke Bernadotte - bị chặn lại rồi bắn chết luôn!Phải nói cho rõ: không phải là Nhà nước Israel làm việc thất đức, mà là Lehi cực đoan lúc bấy giờ. Chỉ huy nhóm (Yitzhak Shamir) sau này làm ngoại trưởng, chủ tịch quốc hội và hai bận thủ tướng. Nhưng tại sao thế là thất đức? Hầu tước Bernadotte trong Thế chiến II là người đã đàm phán với quốc xã để họ thả 30.000 tù binh ở các trại tập trung sang Thụy Điển, bấy giờ là nước trung lập. Trong số được cứu này có cả ngàn người Do Thái. Bernadotte quả cảm đích thân hộ tống đoàn xe buýt trắng chở tù binh trên lãnh thổ Đức. Lúc đó buýt trắng buýt đen gì cũng bị máy bay đồng minh oanh tạc, khiến Bernadotte suýt chết. Nhưng ông cũng chỉ sống thêm được ba năm.Ngắn gọn thì Israel là vô địch thế giới về nghị quyết lên án của LHQ, năm nào mà dưới một tá thì Israel cảm thấy bị quên lãng, dưới 10 lần thì có khi cảm thấy bị khi dễ.Lên án thì cứ lên án, còn muốn trừng phạt thì phải thông qua HĐBA, nơi 5 thành viên thường trực là Mỹ, Pháp, Anh, Nga và Trung Quốc có quyền phủ quyết. Lên án có thể ví như viết thư tỏ tình, muốn viết gì cũng được, nhưng có cho nắm tay, cho hôn không là chuyện khác, mà chỉ mỗi gửi thư tình thì chẳng bao giờ xong được.Không nghiêm trang như ta tưởngTương tự, năm 2018, nghị quyết lên án Hoa Kỳ về Cuba và đòi Mỹ ngưng cấm vận Cuba được thông qua với 189 phiếu thuận, 2 phiếu chống và 0 phiếu vắng mặt. Hai phiếu chống này là của Mỹ và Israel. Đây là lần thứ 27 nghị quyết này được thông qua. Giai đoạn 1992-2018, mỗi năm LHQ đều thông qua một nghị quyết như vậy. Cũng 2018, nghị quyết của Hoa Kỳ đòi lên án tổ chức Hamas không được thông qua, khiến đại sứ Mỹ Nikki Haley nóng mặt than rằng trong khi đó Israel từng bị LHQ lên án trên 500 bận.Chốn đấy không trang nghiêm như ta tưởng. Hàn Quốc được công nhận vì đại sứ Ấn Độ đề nghị kết nạp năm 1948. Bạn gái ông này là một nữ sĩ Hàn Quốc có lẽ ngày nào đêm nào cũng nhắc: "Anh có yêu em không?". Hàn Quốc được thông qua còn vì đại sứ Liên Xô bỏ phòng họp ra ngoài để phản đối. Ông vừa sập cửa sau lưng là bên trong bỏ phiếu thuận, ông vì không có mặt nên không dùng được quyền phủ quyết.Đài Loan (Trung Hoa dân quốc) bị đuổi năm 1971 vì Mỹ và các đồng minh Tây phương không cứu. Tất nhiên là nếu Mỹ (hay Pháp, Anh) phủ quyết thì sao Đài Loan bị trục xuất được. Nghị quyết 2758 công nhận Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) với 75 thuận, 35 chống và 17 vắng mặt. Giờ thì câu hỏi hợp mốt là Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan không nếu đánh nhau với Trung Quốc? Cái đó chưa biết. Cái biết rồi từ 50 năm nay là 1971, Mỹ chọn Trung Quốc, chứ không phải Đài Loan.■ Tags: Liên Hiệp QuốcChính trị thế giớiĐại hội đồngHội đồng bảo anCải tổ Liên Hiệp QuốcNghị quyếtBiểu quyết lên ánLệnh trừng phạtNghị quyết lên án
Kim Nguyen Baraldi: Đọc sách là lúc thời gian có nhịp điệu khác... ZÉT NGUYỄN THỰC HIỆN 08/05/2025 3245 từ
Tin tức thế giới 10-5: Ông Trump và ông Putin chúc nhau; Triều Tiên cảnh báo Mỹ nếu khiêu khích Nga KHÁNH QUỲNH 10/05/2025 Nhà Trắng khẳng định Mỹ sẽ không đơn phương giảm thuế cho Trung Quốc; Iran sắp gửi cho Nga bệ phóng tên lửa Fath-360; Nga ủng hộ lệnh ngừng bắn nhưng có điều kiện... là những tin tức thế giới đáng chú ý sáng 10-5.
Tăng giá điện 4,8%: người dân thêm lo, lỗ của EVN vẫn treo NGỌC AN 10/05/2025 Trong khi tình hình tài chính của EVN chưa rõ ràng, việc tăng giá điện tiếp tục gây áp lực cho người dân và doanh nghiệp.
Tin tức sáng 10-5: Khối ngoại bán ròng hơn 13.228 tỉ đồng chứng khoán BÌNH KHÁNH 10/05/2025 Một số tin tức: Quốc hội thảo luận siết quảng cáo với người nổi tiếng, KOL; Gần 200.000 tài khoản chứng khoán mở mới; Sức khỏe răng miệng học sinh chuyển biến tích cực nhờ mô hình trường - trạm...
Tin tức thể thao sáng 10-5: Djokovic chỉ giải nghệ sau tuổi 40 HOÀI DƯ 10/05/2025 Djokovic chỉ giải nghệ sau tuổi 40; Salah giành giải Cầu thủ hay nhất mùa của FWA... là những tin chính trong phần tin tức thể thao sáng 10-5.