TTCT - Ở xã Lộc Ninh (TP Đồng Hới, Quảng Bình) có khu nghĩa trang nhỏ nằm trên một vùng gò đồi hoang vắng. 80 ngôi mộ trong nghĩa trang này vốn là những người miền Nam tập kết ra Bắc sau hiệp định Genève 1954 đang rất cần được chăm sóc, khói hương... Phóng to Rất khó khăn để đọc được những hàng chữ khắc trên bia mộ - Ảnh: Lam Giang Họ là người ở nhiều vùng quê khác nhau, nhưng tất cả đều chung mục đích cao cả là tập kết ra Bắc cùng đồng bào miền Bắc đấu tranh cho công cuộc thống nhất đất nước. Họ đã sống và chiến đấu, cống hiến cả cuộc đời mình trên mảnh đất Quảng Bình. Trong số hàng trăm, hàng ngàn lượt người miền Nam ra Bắc như thế, 80 người đã không trở về quê hương của mình sau ngày thống nhất đất nước. Họ nằm lại mãi mãi với Quảng Bình bởi bom đạn chiến tranh, hay già yếu, bệnh tật... trong thời gian cả trước và sau ngày đất nước thống nhất. Nghĩa trang bây giờ bị chìm lấp trong cỏ mọc hoang tàn, nhìn những chân hương cũ, mục có thể đoán những nén nhang thắp lên ở đây từ lâu lắm rồi. Ông Lê Kim Dỹ (77 tuổi, ở thôn 4, xã Lộc Ninh) là cán bộ tập kết ra Bắc năm 1954, cho biết lúc trước nghĩa trang miền Nam (tên do người dân địa phương tự gọi) này có 92 ngôi mộ, phần lớn họ là cán bộ, quê quán ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Mỹ Tho, Trà Vinh, Sa Đéc... “Sau ngày đóng tuyến (chia cắt hai miền Nam - Bắc ở sông Bến Hải năm 1954), vì nhiều lý do khác nhau, những cán bộ này đã phải ở lại sinh sống và công tác tại Quảng Bình mà không về lại miền Nam nữa. Một thời, nghĩa trang được chăm sóc rất tốt. Hằng năm hội đồng hương miền Nam đều đóng góp tiền bạc, công sức để chăm sóc, hương khói cho những ngôi mộ. Nhưng năm tháng qua đi, lớp người như chúng tôi càng già yếu, càng vợi dần đi, lớp trẻ sau này thì lo cơm áo gạo tiền... Một mai này sợ không còn ai ngó đến khu nghĩa trang miền Nam này nữa” - ông Dỹ nghẹn ngào. Ông Dỹ lo nhất là trong nghĩa trang hiện có khá nhiều ngôi mộ bia đã mờ, những dòng khắc họ, tên, quê quán, địa chỉ phai dần theo tháng năm. Ông thổ lộ: “Nếu chính quyền các cấp hay những người làm việc nghĩa giúp khắc lại bia mộ thì tốt biết bao. Lỡ sau này có thân nhân họ tìm đến còn biết được tên tuổi mà rước về quê quán... ”. Gần đây có anh Trịnh Quang Phúc, ở thành phố Quy Nhơn (Bình Định), ra Quảng Bình tìm mộ ông nội là Trịnh Thọ (mất năm 1972), là cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc sau hiệp định Genève, nguyên là cửa hàng trưởng một cửa hàng lương thực ở khu vực xã Hiền Ninh (huyện Quảng Ninh). Anh Phúc đã thông qua nhiều người để tìm đến khu nghĩa trang miền Nam ở xã Lộc Ninh với hi vọng tìm được mộ chí ông mình. Nhưng tiếc là tâm nguyện của anh không thành, vì ở khu nghĩa trang này có nhiều ngôi mộ bị thất lạc, có mộ không còn bia hoặc bia bị gãy vỡ không còn xác định được rõ ràng tên tuổi, quê quán của người dưới mộ. Anh đành ngậm ngùi trở về. Ông Hoàng Công Ạch, nguyên bí thư Đảng ủy xã Lộc Ninh, cho biết thời còn chiến tranh khu nghĩa trang nằm sát bên quốc lộ 1A. Sau ngày thống nhất đất nước, chính quyền địa phương đã quy tập mộ về khu vực nghĩa trang hiện tại nhằm giúp người thân của họ dễ tìm kiếm. Từ thời đó những người miền Nam tập kết đã sống và chiến đấu ở địa phương nên khi mất đều được chôn cất tại khu nghĩa trang này. “Hi vọng một ngày không xa khu nghĩa trang miền Nam sẽ được đầu tư chăm sóc, khói hương để họ đỡ quạnh quẽ nơi đất khách, và thân nhân của họ nếu có tìm ra được nơi họ yên nghỉ cũng khỏi chạnh lòng” - ông Ạch mong mỏi. Tags: Quảng BìnhNghĩa trangNgười miền Nam
Kim Nguyen Baraldi: Đọc sách là lúc thời gian có nhịp điệu khác... ZÉT NGUYỄN THỰC HIỆN 08/05/2025 3245 từ
NÓNG: Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau 115% TÂM DƯƠNG 12/05/2025 Mỹ tạm giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc từ mức 145% xuống còn 30%, trong khi Trung Quốc sẽ hạ mức thuế đối với hàng Mỹ từ 125% xuống 10%.
Việt Nam lên tiếng về đề xuất của ông Putin đàm phán trực tiếp với Ukraine TRẦN PHƯƠNG 12/05/2025 Việt Nam hoan nghênh đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm nối lại đàm phán trực tiếp với Ukraine để tìm kiếm một thỏa thuận ngừng bắn.
Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TRẦN HUỲNH 12/05/2025 Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.
TP.HCM sắp mưa to đến 50mm, người đi đường chú ý các điểm ngập, cống thoát nước LÊ PHAN 12/05/2025 Đầu chiều 12-5, các khối mây dông đang phát triển mạnh từ nhiều phía về TP.HCM, dự báo chiều nay nhiều nơi mưa to.