
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 4 người tham gia 'chạy án' liên quan vụ sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa giả.

Khi đã lập lại hàng rào trong việc kiểm tra, đánh giá; khi có sự phối hợp từ nhiều ban ngành; khi đã nhận diện đủ "khoảng trống" sau phân phối, khi đó mới kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả sữa giả.

Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM cho biết đã tăng cường kiểm tra sữa giả, đến nay chưa phát hiện vụ việc nào.

Một ly sữa giả không còn là thực phẩm an toàn bổ dưỡng, một viên thuốc giả không còn tác dụng chữa bệnh mà có thể khiến bệnh nặng thêm.

Đợt tổng kiểm tra lần này nhắm vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến sữa, sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung.

Chưa bao giờ hàng loạt sản phẩm giả mạo bị phanh phui nhiều trong thời gian ngắn như vừa qua.

Ngày 23-4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị sở y tế, chi cục an toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố trên cả nước thu hồi 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả.

Cử tri, nhân dân lo lắng, bức xúc, lên án mạnh mẽ tình trạng sản xuất, buôn bán sữa giả, thuốc giả, thực phẩm kém chất lượng, lừa đảo, quảng cáo sai sự thật.

Bộ Công an khuyến cáo dân không sử dụng 12 sản phẩm sữa đã được xác định là hàng giả, không nên sử dụng 72 sản phẩm sữa đang tiếp tục điều tra.

Bộ Công an công bố danh sách 84 sản phẩm sữa đã thu giữ trong vụ án liên quan đường dây sản xuất sữa giả tại Công ty cổ phần dược quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group.

Không lẽ người tiêu dùng mãi phải chịu trách nhiệm vì họ đã lỡ xuống tiền mua phải sản phẩm giả, sản phẩm kém chất lượng hay sao?

Sở Y tế TP Huế đã có công văn yêu cầu kiểm tra, rà soát lại việc kinh doanh các loại sữa giả vừa bị Bộ Công an phát hiện trên địa bàn, đến nay chưa phát hiện trường hợp nào.

Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc cho hay năm 2024 đoàn kiểm tra liên ngành đã thực hiện kiểm tra, hậu kiểm chi nhánh Vĩnh Phúc - Công ty cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group - một trong các công ty sản xuất sữa giả đang bị cơ quan công an điều tra.

Thông tin với Tuổi Trẻ Online ngày 21-4, Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc cho hay trong ba năm qua đơn vị này đã tiếp nhận 215 hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm, từ hai công ty nằm trong đường dây sản xuất sữa giả đang bị cơ quan chức năng điều tra.

Sở Y tế tỉnh Hòa Bình lập đoàn kiểm tra, để làm rõ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm đối với chi nhánh 4 công ty sản xuất sữa giả.

Một trong bốn công ty trong “hệ sinh thái” sữa giả đăng ký chi nhánh tại Hòa Bình đã gỡ bỏ biển tên công ty sau khi Tuổi Trẻ Online phản ánh.

Sau khi Bộ Công an triệt phá đường dây sản xuất sữa giả quy mô lớn tại Hà Nội và một số tỉnh lân cận, Sở Y tế TP.HCM đã rà soát và ghi nhận chưa có cơ sở khám chữa bệnh tại TP.HCM mua bán sữa giả.

Từ chuyện sữa giả, thuốc giả quảng cáo tràn lan, nhiều ý kiến thắc mắc: sản phẩm quảng cáo phải đảm bảo các tiêu chí nào?

Triệt phá đường dây sản xuất sữa bột giả; Sáp nhập tỉnh thành, bệnh viện, trạm y tế, trường học có sáp nhập?… là những vấn đề thu hút bạn đọc quan tâm tuần qua.