TikTok không bị tái cấm tại Nepal như tin đồn

Mạng xã hội đang lan truyền một video bản tin cho biết Chính phủ Nepal ban hành lệnh cấm TikTok từ ngày 17-8-2025. Tuy nhiên qua kiểm chứng, đây là tin giả và video là sản phẩm của trí tuệ nhân tạo (AI).

Đoạn video lan truyền tin "Nepal tái cấm TikTok" do người dùng TikTok @dahaljayaram đăng tải - Nguồn: TikTok/@dahaljayaram

Ngày 22-7, mạng xã hội TikTok xuất hiện một video bản tin 8 giây do tài khoản @dahaljayaram đăng tải. Trong video, người dẫn bản tin cho biết: “Từ ngày 1 tháng Bhadra (tương đương 17-8-2025), TikTok sẽ bị cấm lại tại Nepal vì lạm dụng mạng xã hội và các phản ánh từ người dân”.

Ngay sau đó, đoạn clip thu hút hơn 21 ngàn lượt thích, hơn 1,4 ngàn bình luận và hơn 16 ngàn lượt chia sẻ, đặc biệt trong bối cảnh Chính phủ Nepal vừa quyết định cấm ứng dụng nhắn tin Telegram do sự gia tăng các vụ lừa đảo trực tuyến và rửa tiền.

Tuy nhiên theo xác minh của trang kiểm chứng tin tức Newschecker, qua tra cứu trên trang web chính thức của Bộ Thông tin và Truyền thông Nepal đã xác định thông tin trên là hoàn toàn sai sự thật.

Newschecker cho biết không có bất kỳ thông báo hay quyết định nào liên quan đến việc cấm TikTok.

Khi tìm kiếm các từ khóa liên quan, trang này cho biết chỉ tìm thấy các bài báo đăng trong năm 2024 cho biết Chính phủ Nepal đã dỡ bỏ lệnh cấm TikTok từng được áp dụng vào tháng 11-2023 dưới thời Thủ tướng Pushpa Kamal Dahal.

Newschecker cũng đã liên hệ với ông Rabindra Prasad Poudyal - cán bộ thông tin Bộ Thông tin và Truyền thông Nepal - và nhận được phản hồi không có quyết định nào về việc cấm TikTok lần nữa tại quốc gia này.

Ngoài ra, nhóm kiểm chứng cũng đã sử dụng nhiều công cụ phát hiện AI như Hive Moderation và WasitAI, cho thấy video có đến 99% là sản phẩm của AI, deepfake.

TikTok - Ảnh 1.

Kết luận của Hive Moderation cho biết có đến 99% khả năng video là sản phẩm AI - Ảnh: NEWSCHECKER

TikTok - Ảnh 2.

WasitAI cũng xác định đây là sản phẩm AI - Ảnh: NEWSCHECKER

Do đó, thông tin Chính phủ Nepal ra quyết định tái cấm TikTok từ ngày 17-8-2025 như video lan truyền trên TikTok là giả mạo, được tạo bằng AI.

TikTok không bị tái cấm tại Nepal như tin đồn - Ảnh 4.Phá thai không làm tăng nguy cơ ung thư vú

Một số podcast tại Mỹ lan truyền thông tin cho rằng phá thai làm tăng nguy cơ ung thư vú và nguy hiểm hơn sinh con. Tuy nhiên, các tổ chức y tế hàng đầu khẳng định những tuyên bố này là sai sự thật.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên