TTCT - Ann Telnaes rời The Washington Post vì bất bình chuyện một bức biếm họa của bà bị tờ báo từ chối đăng với lý do không thuyết phục. Giờ thì bà là chủ nhân hai giải Pulitzer. Ann Telnaes bên bàn vẽ. Ảnh: RTBfTelnaes, 65 tuổi, chiến thắng hạng mục Tường thuật và bình luận bằng hình ảnh khi Pulitzer công bố danh sách giải thưởng hôm 5-5. Đây là lần thứ hai sau 24 năm bà được giải báo chí danh giá này.Từ một bức tranh bị gácTháng 1-2025, khi báo chí bắt đầu lên tiếng về chuyện các, Ann Telnaes nộp cho tòa soạn The Washington Post một bức biếm họa vẽ cảnh các giám đốc điều hành công nghệ quỳ gối trước bức tượng ông Trump. Trong số này có Jeff Bezos (chủ sở hữu Amazon) và cả tờ The Washington Post. Tòa soạn quyết định không đăng bức này, và Telnaes nghỉ việc để phản đối."Tôi từng nhận được phản hồi biên tập và có những cuộc trao đổi mang tính xây dựng, và cả một vài bất đồng về các bức biếm họa tôi gửi đăng, nhưng trong suốt thời gian [làm cho The Washington Post từ 2008] tôi chưa từng bị gác một bức nào chỉ vì đối tượng hay chủ đề mà tôi chọn để nhắm đến. Cho đến bây giờ" - Telnaes viết trên trang Substack cá nhân sau khi rời tờ báo.Phác thảo bức biếm họa bị The Washington Post từ chối đăng. Ảnh: ANN TELNAES/SUBSTACKCần nói rõ rằng Telnaes thắng Pulitzer nhờ loạt tác phẩm trong năm 2024 (với tư cách là người của The Washington Post) chứ không phải vì bức tranh bị từ chối đăng, nhưng ủy ban trao giải đã nhấn mạnh sự phản kháng nói trên trong thông báo chính thức: Telnaes đã thể hiện tinh thần không sợ hãi, qua việc rời khỏi tổ chức báo chí sau 17 năm gắn bó.Khi vụ việc mới xảy ra, biên tập viên trang xã luận The Washington Post, David Shipley, trần tình rằng bức biếm họa bị gác vì tờ này đã đăng một bài xã luận về chủ đề đó và còn một bài khác đang được dự đăng. Shipley nói với The New York Times lý do gác duy nhất là để tránh trùng lặp, song The Washington Post đã hứng chịu làn sóng chỉ trích dữ dội vì ; chưa kể họ còn để một cây bút biếm nổi tiếng, từng đoạt giải Pulitzer rời đi. Giờ tờ báo càng tiếc hơn khi Telnaes chiến thắng lần hai.Bản thân giải Pulitzer đầu tiên của Telnaes cũng đã là một điều khác thường. Năm 2001, bà mới là người phụ nữ thứ hai từng giành giải Pulitzer cho biếm họa chính luận, một lĩnh vực có tính cạnh tranh cao và có không tới 5% là nữ. Telnaes thắng với tư cách là tác giả tự do cộng tác với đơn vị phân phối nội dung (syndicate) Tribune Media Services, cũng là điều đặc biệt vì đa số chủ nhân giải Pulitzer đều làm việc cho một tờ báo nào đó. Theo thông báo của Ủy ban giải thưởng Pulitzer năm 2001, Talneas được trao giải nhờ loạt ảnh biếm trong năm, với đặc trưng "độc đáo, hiệu quả về mặt chính luận, chất lượng tranh vẽ và hiệu ứng hình ảnh".Một trong những tác phẩm mang lại Pulitzer 2001 cho Ann Telnaes.Nét bút thanh, thông điệp mạnhTelnaes sinh năm 1960 ở Stockholm (Thụy Điển), và thành công dân Mỹ năm 13 tuổi. Trước khi gia nhập The Washington Post, Telnaes là họa sĩ tự do, "với lối bình luận sắc sảo, hóm hỉnh và phong cách thanh lịch, đã chinh phục hàng triệu độc giả của những tờ báo danh tiếng tại Mỹ", theo thông tin trên Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Bà được đánh giá là tác giả của nhiều biếm họa chính trị táo bạo hàng đầu, với phong cách tối giản đầy ấn tượng trong nét vẽ, thứ "góp phần tăng sức mạnh cho những quan điểm sắc bén về các vấn đề quốc gia và quốc tế".Tạp chí PS: Political Science & Politics nhận xét: "Dựa vào những nét vẽ sắc sảo, thanh thoát, cách sử dụng nổi bật các mảng sáng - tối, ẩn dụ mạnh mẽ, biểu tượng gợi hình và châm biếm sâu cay, cùng với bình luận chính luận sắc bén, các bức biếm họa của Telnaes mang bản sắc riêng cả về mặt nghệ thuật lẫn thông điệp mà chúng truyền tải".Theo tạp chí biếm họa The Daily Cartoonist, nét vẽ của Telnaes có thể đơn giản, song luôn mang sức nặng đầy uy lực. Trong một bài viết năm 2018, The Washington Post cho biết cây bút biếm của "báo nhà" - người được đào tạo tại học viện nghệ thuật danh giá California Institute of the Arts và từng làm việc tại Disney - "xây dựng các bức biếm họa chính luận của mình trên bố cục hình học bắt mắt và những nét vẽ tự tin, phóng khoáng".Phong cách nghệ thuật chỉ là một phần. Telnaes không lạ gì các giải thưởng trong ngành, và người ta vinh danh bà tất nhiên còn vì thông điệp của những bức biếm họa chính luận. Những gì diễn ra ở The Washington Post, với Telnaes, không chỉ liên hệ đến cá nhân bà mà còn có những tác động rộng hơn tới tự do báo chí, trong thời điểm nước Mỹ chứng kiến nhiều biến động, nhiều giá trị bị đảo lộn.Một biếm họa mùa bầu cử tổng thống Mỹ 2024 của Ann Telnaes.Trong bài viết sau khi nghỉ việc, Telnaes giải thích: "Là một họa sĩ biếm họa chính luận, công việc của tôi là buộc những người và tổ chức quyền lực phải chịu trách nhiệm. Lần đầu tiên, biên tập viên đã ngăn tôi thực hiện công việc quan trọng đó. Vậy nên tôi quyết định rời đi". Bà cũng nhấn mạnh việc biên tập viên không đồng ý với một bức biếm họa vì lý do hình ảnh chưa rõ hoặc chưa truyền tải đúng ý thường vẫn xảy ra, song với trường hợp này thì khác - bức tranh bị gác không phải vì cách vẽ, mà vì quan điểm mà nó thể hiện."Đó là một thay đổi lớn… và là điều nguy hiểm đối với một nền báo chí tự do" - Telnaes viết. Đây là lời của người đã vẽ biếm họa chính luận hàng chục năm, trải qua biết bao cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, không từ một đề tài gan góc nào, thậm chí từng xuất bản một quyển sách chỉ toàn biếm họa về Trump (Trump's ABC, 2018).Talnaes khiêm tốn nói rằng chuyện đi hay ở của mình có khi sẽ không gây được nhiều chú ý - thậm chí có thể bị xem nhẹ vì bà chỉ là một họa sĩ biếm họa - song bà sẽ không ngừng chất vấn giới quyền lực bằng sự thật, thông qua các bức biếm họa của mình. Bởi như chính tờ báo đã khiến bà ra đi vẫn viết dưới măng sét: "Nền dân chủ sẽ chết trong bóng tối".Sau khi nghỉ việc, Telnaes tập trung vào Open Windows (Những cửa sổ mở rộng), trang Substack vừa đạt mốc 100.000 người đăng ký đọc. Với trang cá nhân, Ann Telnaes vẫn có độc giả và thu nhập, dẫu tầm ảnh hưởng không thể sánh bằng khi còn làm việc cho một tờ báo lớn, ít nhất là trong hiện tại. Dù vậy, bà tin mình đang có nhiều hơn một điều: sự tự do để nói những gì mình muốn. Tranh biếm giữa thời biến độngMới tháng 4 rồi, Ann Telnaes tham gia phóng sự ngắn "Các họa sĩ biếm chính trị giữa bối cảnh truyền thông đang thay đổi" của đài PBS, cùng cây bút kỳ cựu Michael Ramirez, cũng là họa sĩ từng hai lần đoạt giải Pulitzer (1994 và 2008)."Biếm họa chính luận là nghệ thuật phục vụ cho quan điểm chính trị mạnh mẽ, đúc rút từ hàng giờ nghiên cứu" - người dẫn chương trình Jeffrey Brown nói ở phần mở đầu. Telnaes tán thành cách nhìn này: "Một bức biếm họa chính luận, dù được vẽ tốt đến đâu, vẫn là thất bại nếu không có một quan điểm mạnh mẽ. Dĩ nhiên, nếu tranh đẹp nữa thì càng tốt, vì nó sẽ thu hút người đọc nhanh hơn". Michael Ramirez nhấn mạnh tầm quan trọng của biếm họa chính luận: "Khi người ta đọc trang xã luận, đó thường là thứ đầu tiên họ xem. Vì vậy, nó có một mức độ ảnh hưởng nhất định".Biếm họa của Michael RamirezTuy nhiên, câu hỏi lớn hơn, theo Jeffrey Brown: Ngày nay biếm họa chính luận còn bán cho ai? Có ai còn xem những tác phẩm này? Theo Quỹ Herb Block (đặt theo tên Herblock - cố họa sĩ biếm họa huyền thoại của The Washington Post, qua đời năm 2001), số lượng họa sĩ biếm họa chính luận làm việc tại các tờ báo (và có tác phẩm đến với độc giả khắp nước Mỹ thông qua mô hình syndicate) đã giảm từ hơn 120 xuống còn chưa đến 30 trong vòng 25 năm qua.Nguyên nhân, theo PBS, một phần là kinh tế - ngành báo in đang thu hẹp, phần khác là do hệ tư tưởng - nước Mỹ chia rẽ sâu sắc tới mức nhiều tờ báo chọn tránh xa trào phúng và nêu quan điểm quá mạnh mẽ. "Người ta ngày càng ít mở lòng chấp nhận trào phúng, vì nó thường chạm đến những điều không dễ chấp nhận, ví dụ như cách khắc họa con người, hay việc chỉ trích ai đó" - Telnaes bổ sung.Tất nhiên, khi nói thế, Telnaes có ngay minh chứng chưa ráo mực. "Tôi vốn không định nghỉ [làm ở The Washington Post]. Tôi muốn tiếp tục bình luận về những điều mà tôi cho là quan trọng. Nhưng rồi tôi nhận ra, tôi không thể làm việc trong điều kiện như vậy" - bà nói. Khi Jeffrey Brown hỏi "Bà cảm thấy có những điều mình không còn được phép nói ra nữa à?", Telanes đáp: "Đúng vậy. Tôi nghĩ đây chỉ là sự khởi đầu. Mọi chuyện sẽ không dừng lại ở đây đâu".Michael Ramirez cũng từng vấp phải chỉ trích khi một bức biếm họa về Hamas bị The Washington Post gỡ khỏi bản online năm 2023, do bị cho là có yếu tố phân biệt chủng tộc. Ramirez hiện vẫn tiếp tục châm biếm điều ông cho là "cấp tiến giáo điều" và sự bất lực của Đảng Dân chủ, đồng thời không ngần ngại phê phán các chính sách thuế quan của Tổng thống Trump và nhiều khía cạnh của phong trào MAGA. Tags: Biếm họa chính luậnBiếm họaChính trịAnn TelnaesPutlizer
Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên DUY LINH 20/05/2025 Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.
Thủ tướng: Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào ngày 19-12 TTXVN 20/05/2025 Chiều tối 20-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt - đã chủ trì họp với các bộ, ngành, cơ quan.
Kiểm tra đột xuất một nhà máy sản xuất sản phẩm cho công ty chồng Đoàn Di Băng A LỘC 20/05/2025 Liên quan hai sản phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối, Thanh tra Sở Y tế Đồng Nai đã kiểm tra đột xuất nhà máy sản xuất sản phẩm này.
Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình NGHI VŨ 20/05/2025 Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang câu giờ để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine.