TTCT - Phục hồi kinh tế, đối phó đại dịch, khí hậu và thương mại là những nghị trình chính của Hội nghị thượng đỉnh APEC 2021 diễn ra trực tuyến với nước chủ nhà là New Zealand trong một tuần lễ, từ ngày 8-11. Các nhà lãnh đạo của 21 nền kinh tế thuộc tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), bao gồm Việt Nam, đại diện cho khoảng 38% dân số thế giới và hơn 60% GDP toàn cầu. Thủ tướng nước chủ nhà New Zealand ở APEC 2021. Ảnh: apec.org “Hội nghị sẽ tập trung vào việc vạch ra con đường phục hồi sau cuộc khủng hoảng một thế kỷ mới có một lần này - Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern thông báo - Chúng ta phải cùng nhau nỗ lực để các chuỗi cung ứng tiếp tục vận hành và hỗ trợ thương mại cho nguồn cung ứng các thiết bị y tế thiết yếu bao gồm kit xét nghiệm, đồ bảo hộ và vắc xin”. Hồi tháng 6, các thành viên APEC đã cam kết sẽ mở rộng, chia sẻ vắc xin COVID-19 và dỡ bỏ các rào cản thương mại với sản phẩm y tế. APEC 2021 cũng diễn ra ngay sau các hội nghị toàn cầu quan trọng là G20 ở Rome và COP26 ở Glasgow. Tuy nhiên, có một khác biệt lớn: hai hội nghị ở châu Âu đều có sự tham gia trực tiếp của các nguyên thủ, còn APEC chỉ là “họp trực tuyến”, ít nhiều cho thấy ưu tiên của các nước lớn, cụ thể là phương Tây (cả G20 lẫn COP26 đều không có sự tham gia của các nguyên thủ Nga và Trung Quốc) hiện giờ.Chính bà Ardern thừa nhận việc chỉ gặp trực tuyến là một nỗi thất vọng với nước chủ nhà. “Sẽ hoàn toàn khác với vị thế của New Zealand trên bản đồ thế giới nếu đây là một cuộc gặp trực tiếp”, bà Adern nói, bởi khi đó các nhà lãnh đạo kinh doanh cũng có thể tham gia tốt hơn nhiều, và nhiều khi chính họ chứ không phải các chính trị gia mới có tiếng nói quyết định trong các vấn đề toàn cầu.Dẫu vậy, hội nghị vẫn được trông đợi sẽ có thể đưa ra một số quyết định quan trọng, bao gồm kế hoạch tình nguyện đình chỉ các khoản trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch và cam kết dỡ bỏ rào cản thương mại với vắc xin và thiết bị y tế phòng chống dịch. “Chỉ có thương mại tự do, công bằng, và mở mới giúp được các nền kinh tế vượt qua đại dịch này”, Bộ trưởng Thương mại New Zealand Damien O’Connor nói trong hội nghị mở màn của các bộ trưởng thương mại ngày 8-11.Ông cũng cho biết ở khu vực APEC, ước tính 81 triệu công ăn việc làm đã mất đi vì COVID-19 và tác động lên chuỗi cung ứng là “nghiêm trọng”. Để hồi phục, ông O’Connor đề xuất APEC phải gửi đi một thông điệp mạnh mẽ cho thế giới trước hội nghị sắp tới của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO): “Chúng ta đang đối mặt với cú sốc kinh tế lớn nhất trong 75 năm. Chúng ta biết thương mại sẽ là một động lực phục hồi mạnh. Chúng ta tuyệt đối không thể quay lưng với một định chế đã là nền tảng cho hoạt động của APEC từ khi ra đời”.Nhiều chuyện bên lề ở hội nghị lần này cũng gây chú ý, bao gồm mong muốn gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương của Đài Loan và Trung Quốc. Trong khi đó, Mỹ có vẻ muốn nhân APEC 2021 tái khẳng định các cam kết thương mại của họ với khu vực sau nhiều năm duy trì chính sách bảo hộ mậu dịch dưới thời tổng thống Donald Trump. Washington đã đề xuất làm chủ nhà cho APEC 2023 sau Thái Lan vào năm tới, nhưng chưa được xác nhận. Nếu đúng như vậy, đó sẽ là lần đầu tiên Mỹ tổ chức hội nghị APEC kể từ thời tổng thống Barack Obama ở Hawaii năm 2011. Dựa trên những tín hiệu gửi đi từ Washington gần đây, tuyên bố về một hiệp định thương mại mới với Mỹ đứng đầu cho khu vực có thể được đưa ra trong thời gian sắp tới, và còn gì đẹp bằng nếu có thể chốt lại hiệp định đó ngay chính trên đất Mỹ hai năm sau. Tại hội nghị, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố nước này đã cung ứng hơn 500 triệu liều vắc xin cho các nước đang phát triển và sẽ cung cấp thêm 3 tỉ đôla viện trợ trong 3 năm tới để hỗ trợ hồi phục kinh tế và đối phó COVID-19. Ông cũng cho biết Trung Quốc ủng hộ từ bỏ bản quyền thương mại với các loại vắc xin COVID-19 và sẽ nỗ lực để sớm có quyết định về vấn đề này ở WTO. Tags: Thương mạiAPECNew ZealandPhục hồi kinh tếAPEC 2021
Kim Nguyen Baraldi: Đọc sách là lúc thời gian có nhịp điệu khác... ZÉT NGUYỄN THỰC HIỆN 08/05/2025 3245 từ
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Putin DUY LINH 11/05/2025 Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin nhất trí tạo bước phát triển mới, thực chất và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực. Hai bên nhất trí hướng tới các dự án cụ thể và mang tính biểu tượng trong kỷ nguyên mới.
Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này BÌNH KHÁNH 10/05/2025 Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống chính sách của Trung tâm tài chính quốc tế phải đột phá, vượt trội để thuyết phục được nhà đầu tư từ Trung Đông, Trung Quốc, ASEAN, Mỹ, châu Âu…
Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh THÀNH CHUNG 11/05/2025 Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.
Thuế thu nhập mua bán nhà đất: Vẫn thấy băn khoăn với đề xuất mới THÀNH CHUNG 11/05/2025 Bộ Tài chính đang nghiên cứu lựa chọn giữa hai cách tính thuế, trong đó có phương án tính thuế 20% trên lợi nhuận từ chuyển nhượng bất động sản.