World Cup bóng đá nữ đang diễn ra sôi nổi ở Canada không thu hút sự quan tâm của công chúng và giới truyền thông như đối với World Cup của nam. Khác biệt này có lẽ xuất phát từ sự chênh lệch về tính hấp dẫn giữa hai giải, và ở mức độ nào đó từ sự phân biệt đối với bóng đá nữ. Tiền vệ Mỹ Megan Rapinoe (15) thoát khỏi sự truy cản của đối phương trong trận Mỹ thắng Colombia 2-0 để gặp Trung Quốc ở tứ kết - Ảnh: Reuters Trong bài viết của Dégommeuses - một CLB bóng đá nữ ở Pháp có chủ trương khuyến khích phái nữ chơi bóng đá và đấu tranh chống lại sự kỳ thị trong thể thao - đăng trên tờ L’Équipe gần đây có ngụ ý rằng chính FIFA cũng không muốn có sự đánh đồng giữa bóng đá nữ và bóng đá nam. Bài viết dẫn chứng bằng sự việc một kênh truyền hình Thụy Điển muốn phát sóng các trận đấu của World Cup bóng đá nữ trong một chương trình có tựa đề “World Cup của bóng đá”. Nhưng FIFA không đồng ý với tên gọi này khi cho biết “World Cup” là cụm từ dành cho bóng đá nam, và phải gọi giải đang diễn ra ở Canada là “World Cup của bóng đá nữ” mới đúng. Có thể đó chỉ là sự bất đồng trong tên gọi của một giải đấu chứ chưa hẳn là một sự kỳ thị. Tuy nhiên, một sự việc khác cho thấy sự phân biệt hiển nhiên trong cách nhìn đối với bóng đá nam và bóng đá nữ của FIFA: tất cả các trận đấu của World Cup nữ 2015 đều diễn ra trên sân cỏ nhân tạo! Đối với giới bóng đá, rõ ràng có sự khác biệt rất lớn giữa sân cỏ tự nhiên và sân cỏ nhân tạo. Ở các giải VĐQG (dành cho nam giới), các CLB chẳng hào hứng gì khi phải thi đấu trên sân cỏ nhân tạo. Các HLV và cầu thủ hay than phiền về những chấn thương dễ xảy ra và khó khăn trong việc kiểm soát quả bóng vì độ nảy sẽ khác đi trên sân cỏ nhân tạo. Nữ tuyển thủ Mỹ Heather O’Reilly nói: “Khi bạn chuồi bóng trên sân cỏ tự nhiên, một mảng cỏ và một mảng đất tách ra. Còn trên sân cỏ nhân tạo, một lớp da của bạn sẽ bong ra dù chỉ trong một cú chuồi nhẹ. Những động tác lao người đánh đầu vốn rất đẹp mắt trong bóng đá sẽ không được thực hiện trên sân cỏ nhân tạo vì bạn có thể bị chấn thương”. O’Reilly nói tiếp về ảnh hưởng của mặt cỏ nhân tạo đối với kết quả các trận đấu: “Trên mặt cỏ nhân tạo, quả bóng di chuyển nhanh hơn, khó kiểm soát hơn và trận đấu sẽ có nhiều cú ném biên. Quả bóng lăn không giống như trên mặt cỏ tự nhiên và điều này làm mất đi nhịp điệu cùng tính liên tục của trận đấu. Đây là một bằng chứng hiển nhiên cho thấy FIFA không đặt bóng đá nữ ngang hàng với bóng đá nam. Nhiều cầu thủ nam từ chối chơi trên sân cỏ nhân tạo”. Vì vậy, trong năm 2014, 84 nữ cầu thủ hàng đầu của 13 nước trên thế giới đã nộp đơn đến Tòa án nhân quyền của Ontario để khiếu nại về việc FIFA và LĐBĐ Canada muốn sử dụng mặt cỏ nhân tạo ở World Cup bóng đá nữ. Vụ kiện tụng này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các danh thủ như Abby Wambach của Mỹ, Homare Sawa của Nhật, Marta của Brazil... Cuối cùng, có lẽ tình yêu bóng đá lớn hơn tất cả và ước muốn cuộc tranh tài đỉnh cao của bóng đá nữ thế giới diễn ra một cách suôn sẻ, các nữ cầu thủ đã hủy bỏ vụ kiện vào tháng 1 năm nay. Tuy nhiên, nỗi ám ảnh về mặt cỏ nhân tạo vẫn còn đó. Thủ quân Aya Miyama của đội Nhật nói: “Giá mà được chơi trên mặt cỏ tự nhiên, chúng tôi sẽ thi đấu dễ dàng hơn. Thực tế là ở đây chúng tôi lừa bóng rất khó khăn”. Sau trận gặp Thụy Điển (hòa 0-0) ngày 12-6, tuyển thủ Mỹ Wambach nói sau khi bỏ lỡ nhiều cơ hội thuận lợi để ghi bàn: “Có lẽ tôi đã ghi được bàn thắng nếu chơi trên sân cỏ tự nhiên”. Đến FIFA mà cũng có sự phân biệt đối xử như vậy, huống hồ các CLB. Năm 2012, FC Santos quyết định ngưng cung cấp tài chính cho đội bóng đá nữ của CLB để có khả năng giữ chân tiền đạo Neymar. Ở Pháp, CLB Ebersmunster thuộc vùng Alsace có đội bóng nữ tham gia giải VĐQG hạng ba, trong khi đội nam của họ chỉ chơi ở giải địa phương. Không hài lòng về sự chênh lệch này, ban lãnh đạo CLB quyết định... giải tán đội nữ! Năm 2014, HLV Carlo Ancelotti (khi đó còn giữ chức HLV của Real Madrid) khẳng định trong một cuộc họp báo: “Bóng đá không phải là một môn thể thao dành cho quý cô”. Như thế này thì các cầu thủ bóng đá nữ còn phải tiếp tục chịu thua thiệt so với các đồng nghiệp nam giới của họ trong một thời gian dài. Tags: Bóng đá nữWorld Cup bóng đá nữ 2015
Cắt hầu bao các báo, đài công ở Mỹ: Khi khái niệm "của dân" được bảo vệ... NGUYỄN VŨ 13/05/2025 1336 từ
Chủ tịch Nguyễn Văn Được: Vành đai 3 thiếu cát, Ban Giao thông phải nói chính xác nguyên nhân CHÂU TUẤN 15/05/2025 Lo lắng dự án vành đai 3 TP.HCM bị chậm do thiếu cát, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được yêu cầu chủ đầu tư báo cáo thẳng, kỹ, không lòng vòng.
Ông Zelensky tại Thổ Nhĩ Kỳ: 'Cấp độ phái đoàn Nga gửi đến đàm phán chỉ mang tính trang trí' NGHI VŨ 15/05/2025 Tình huống bối rối đang diễn ra tại Istanbul, khi cuộc đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine được cả thế giới theo dõi vẫn chưa bắt đầu.
Nhân viên an ninh sân bay Phú Quốc xé thẻ lên máy bay của khách Đài Loan? CHÍ CÔNG 15/05/2025 Một du khách Đài Loan vừa cáo buộc một nhân viên ở Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc (Kiên Giang) có hành động xé vé máy bay của khách. Đơn vị có thẩm quyền liên quan ở sân bay này đang làm rõ thực hư sự việc trên.
Vingroup gửi văn bản cho UBND TP.HCM: Đường sắt đi Cần Giờ sẽ làm bằng nguồn vốn tư nhân ĐỨC PHÚ 15/05/2025 Công ty VinSpeed có trách nhiệm tham gia vào việc đầu tư các dự án đường sắt do Tập đoàn Vingroup đề xuất, trong đó có dự án đường sắt đi Cần Giờ.