TTCT - Thông thường loài cá không có phổi. Nhưng cá vây tay (cœlacanthe) lại mang đến bất ngờ cho các nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu Brazil và Pháp, khi ngày 15-9-2015 họ công bố trên tập san Nature Communications rằng loài cá sống dưới đáy biển sâu này còn lưu giữ một tàn tích của cơ quan hô hấp. Cá vây tay -tv5.ca Đây không phải lần đầu tiên cá vây tay giễu nhại khoa học. Trong suốt thế kỷ 19, loài cá dài 2m và nặng 100kg này đã được xếp vào những loài tuyệt chủng. Nhưng năm 1938, một con cá vây tay với vẻ ngoài tiền sử như cách nay 70 - 400 triệu năm mắc lưới của một ngư dân Nam Phi. Từ đó, người ta phát hiện rằng nó vẫn còn bơi nhởn nhơ ở eo biển Mozambique và ngoài khơi quần đảo Indonesia. Loài “cá hóa thạch” này, biệt danh cá vây tay, giữ một vị trí đặc biệt trong dây chuyền phát sinh loài giữa loài cá và động vật xương sống có chân. Phát hiện mới đây càng củng cố vị trí này của cá vây tay. Nhóm của Bảo tàng Lịch sử tự nhiên quốc gia Pháp và Đại học bang Rio de Janeiro (Brazil) đã tập hợp nhiều mẫu cá vây tay để “giải phẫu” chúng bằng kỹ thuật chụp ảnh từ thế hệ mới, dùng máy gia tốc phân tử ở Grenoble (Pháp) để bóc tách từng lớp bên trong của con cá đến những chi tiết nhỏ nhất mà không ảnh hưởng gì đến sự nguyên vẹn của nó. Ở cá trưởng thành, người ta tìm được phần phổi thoái hóa, không còn chức năng hoạt động, nằm trong cơ quan mỡ. Cái túi chứa đầy mỡ này cho phép nó thích ứng với độ nổi. Đây là một chức năng cơ bản được thực hiện ở các loài cá khác bằng bong bóng cá (cá kiếm, cá hồi sông), gan mỡ (cá mập) hoặc một chất giống sáp nằm ở phần đầu (cá nhà táng). Ở cá vây tay, vai trò này nằm ở túi mỡ và nhờ đó mà nó bơi lội dễ dàng ở vực thẳm đại dương có độ sâu từ 120 - 800m. Việc phân tích cá ở giai đoạn phôi thai đã mang đến cho các nhà khoa học một thông tin gây ngạc nhiên: ở các phôi thai nhỏ nhất (4cm), phổi phát triển tăng tốc như nhiều động vật biển có vú. Nhưng rồi giai đoạn tăng trưởng bị ngưng trệ và cơ quan mỡ tiếp nối quá trình này. Ở các hóa thạch cá vây tay có từ kỷ Devon đến kỷ Phấn trắng (dưới 410 triệu đến dưới 66 triệu năm), người ta từng tìm thấy trong hốc bụng của nó một cơ quan có hình dài phủ đầy các mảng đã hóa xương xếp chồng lên nhau. “Cơ quan này chắc chắn là phổi có chức năng, điều đó phù hợp với các môi trường sống của cá vây tay” - chuyên gia Marc Herbin của nhóm nghiên cứu khẳng định. Vào thời đó, cá vây tay không sống ở vực sâu đại dương mà ở vùng nước trên mặt, cả ở nước biển lẫn nước ngọt. Rất có thể nó đã từ bỏ lá phổi để thích nghi với sự thay đổi này. “Điều đó giải thích bằng cách nào cá vây tay đã sống sót qua những biến động môi trường quan trọng của kỷ Phấn trắng (dưới 145 triệu đến dưới 66 triệu năm) và kỷ Paleogen (dưới 65 triệu đến dưới 23 triệu năm)” - bài báo cho biết.■ Tags: Cá vây tayCá có phổi
Cắt hầu bao các báo, đài công ở Mỹ: Khi khái niệm "của dân" được bảo vệ... NGUYỄN VŨ 13/05/2025 1336 từ
Tổng Bí thư Tô Lâm: Ghi nhận đầy đủ, khách quan các ý kiến đóng góp của nhân dân về sửa Hiến pháp THÀNH CHUNG 13/05/2025 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về mục đích, ý nghĩa, phạm vi, nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký các nghị quyết về công tác cán bộ THÀNH CHUNG 13/05/2025 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành 3 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ.
Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón NGUYỄN KHÁNH 13/05/2025 Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.
Bắt tạm giam nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế cùng 4 đồng phạm DANH TRỌNG 13/05/2025 Nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong cùng 4 người khác bị khởi tố với cáo buộc có hành vi sai phạm, liên quan đường dây sản xuất và buôn bán hàng trăm tấn thực phẩm chức năng giả.