TTCT - Hiện nay ở Huế vẫn còn rải rác những “xưởng” làm đàn cổ, chủ nhân của nó đều là những người sinh ra trong các gia đình có nhiều đời đeo đuổi nghề này với xuất thân ban đầu là nhạc công cung đình. Không ít người trăn trở với ngành nghề mà họ kế tục. Phóng to Nghệ nhân Phan Thị giới thiệu những dụng cụ dùng để làm kèn - Ảnh: Trọng Bình Phóng to Đàn nhị và đàn tì bà, hai nhạc cụ chính trong dàn tiểu nhạc - Ảnh: Trọng Bình Nghệ nhân Trương Hữu Hòa có xưởng làm đàn cổ ở đường Hai Bà Trưng (TP Huế); nghệ nhân Phan Thị có biệt tài làm các loại kèn chiến, kèn lỡ, kèn bầu ở xã Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế; nghệ nhân Hồ Thị Thương xuất thân trong gia đình nhiều đời có nghề làm trống dùng trong lễ tế Nam Giao dưới triều Nguyễn... Họ vẫn còn đó sau khi dự án “Bảo tồn và phát huy giá trị nhã nhạc - nhạc cung đình Việt Nam” đã khép lại, hồ sơ nghiên cứu về nhạc cụ nhã nhạc đã hoàn thành. Nhưng trong tôi vẫn vang mãi lời của nghệ nhân Phan Thị: “Nghề ni chỉ còn phục vụ cho nhạc công đám ma”. Nhà nghiên cứu âm nhạc truyền thống Nguyễn Quý Cát đặt vấn đề: “Nhà nước ta đã có nhiều chính sách đãi ngộ với nghệ nhân, nghệ sĩ biểu diễn và một số ngành nghề truyền thống khác, nhưng lại bỏ quên những nghệ nhân làm đàn cổ. Trong tương lai nếu không được quan tâm thì nghề này cũng chỉ sống lay lắt, chủ yếu dựa vào đơn đặt hàng của các nhóm nhạc chuyên thổi đám ma ở các làng xã”. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Cao Chí Hải, phó giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Thừa Thiên - Huế, cho biết sở chưa có cuộc khảo sát nào về các nghệ nhân chế tác nhạc cụ truyền thống, trong thời gian tới ông sẽ làm việc với phòng di sản của sở nhằm rà soát để đưa họ vào danh sách nghệ nhân cần có chế độ ưu đãi. Việc khôi phục những nhạc cụ, nhạc khí dùng trong các dàn nhã nhạc cung đình là không hề đơn giản, bởi chất liệu cũng như cấu tạo của từng loại hoàn toàn khác nhau. Nghệ nhân Trương Hữu Hòa cho biết đàn tì bà được chế tác bằng gỗ cây ngô đồng, cần và thùng đàn liền nhau có dáng như quả lê bổ đôi. Thuở xưa, dây đàn xe bằng tơ tằm rồi đem vuốt sáp ong cho mịn, ngày nay được thay bằng dây nilông. Để làm ra một cây đàn có âm thanh hay thì trình độ thẩm âm của người thợ rất quan trọng. Hay cây kèn lỡ được sử dụng trong dàn đại nhạc có các bộ phận: dăm kèn, giọng kèn, trắm kèn, loa kèn... mỗi thứ được chế tác bằng một chất liệu riêng. Cây kèn hay không chỉ dựa vào âm thanh phát ra mà còn có nhiều yếu tố, trong đó trang trí cũng rất quan trọng. Nghệ nhân Phan Thị giải thích xung quanh giọng kèn có gắn năm cái xương, mang ý nghĩa tượng trưng cho “nhân - lễ - nghĩa - trí - tín”, dù chúng chỉ dùng dắt các hom kèn dự phòng và không hề tác động đến chất lượng của âm thanh. Thành công của một nghệ sĩ biểu diễn có đóng góp không nhỏ của những nghệ nhân tạo ra những loại nhạc cụ, nhạc khí, “nhưng có mấy ai quan tâm đến các nhạc cụ, nhạc khí phát ra những âm thanh kia do ai làm, từ đâu mà có” - như tâm sự của NSƯT, nhạc sĩ Trần Đại Dũng, phó giám đốc Nhà hát Nghệ thuật cung đình. Tags: Nghệ nhânĐời sống văn hóaPhan ThịĐàn còĐàn nhịĐàn tỳ bà
Nhiếp ảnh gia chiến trường Thomas Billhardt: Cô ấy chỉ mơ một cốc nước chanh đá… CODET HANOI 30/04/2025 2202 từ
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM 04/05/2025 Tuổi Trẻ Online trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm 'Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình'.
Hé lộ những 'đại gia' trên sàn chứng khoán đang giữ hàng chục nghìn tỉ đồng tiền mặt BÌNH KHÁNH 04/05/2025 Các doanh nghiệp đồng loạt công bố báo cáo tài chính quý 1-2025. Ngoài kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo cũng thể hiện độ “giàu có” qua số dư tiền mặt.
Sau câu nói của bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Hậu 'Pháo' được giảm 200 tỉ tiền đất THÂN HOÀNG 04/05/2025 Sau ý kiến của bí thư Hoàng Thị Thúy Lan, ông Hậu "Pháo" đã chi tiền tỉ lo lót nhiều lãnh đạo ở Vĩnh Phúc để được giảm giá đất dự án chợ đầu mối từ 700 tỉ xuống còn 500 tỉ, gây thiệt hại ngân sách nhà nước 200 tỉ.
Ông Putin: Luôn nghĩ về người kế nhiệm, cảm ơn các biện pháp trừng phạt từ phương Tây NGỌC ĐỨC 04/05/2025 Truyền hình quốc gia Nga công chiếu phim tài liệu kỷ niệm 25 năm ông Vladimir Putin bước lên vũ đài chính trị trong tư cách người lãnh đạo nước này.