TTCT - Đa số các nước thành viên EU - trừ Hungary, Slovenia, Romania, CH Czech và Phần Lan - đã nhất trí với việc phân bổ quota tiếp nhận 120.000 người tị nạn. Hàng ngàn áo phao cứu sinh do di dân và người tị nạn vứt chất đống trên bãi biển đảo Lesvos của Hi Lạp-Reuters Nhưng tất cả đều biết đây chỉ là giải pháp tạm thời cho cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất châu Âu kể từ sau Thế chiến thứ hai. Ngoài những người Syria, Afghanistan, Iraq, Eritrea, Somalia, Congo... từ Bắc Phi tới Ý, Hi Lạp, Cyprus, Malta, Tây Ban Nha qua ngả Địa Trung Hải, còn có người dân Pakistan, các nước thuộc Liên bang Nam Tư cũ, các nước vùng Balkan, Ukraine... tìm cách vào EU theo đường bộ. Hiện đang có khoảng 500.000 người đang tụ tập tại Tripoli (Libya) chờ lên tàu tới châu Âu trước khi mùa đông tới. Ngoài ra còn có hàng triệu người tị nạn Syria, Iraq, Afghanistan tại Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và Libăng. Ngày 7-10, hải quân Đức, Anh và Tây Ban nha, có sự hỗ trợ của không quân, đã bắt đầu công tác tuần tra trên biển. Bỉ, Ý, Slovenia cũng điều động tàu chiến tới giúp sức trong một chiến dịch mang tên Operation Sophia để truy lùng, bắt giữ tàu thuyền của các tổ chức buôn người. Chiến dịch này đã triển khai quyết định ở hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước EU ngày 23-4-2015 “để ngăn chặn nạn buôn người, buôn lậu và di cư bất hợp pháp qua Địa Trung Hải”. Ngày 9-10, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cũng đã cho phép EU hoạt động hải quân trong một năm để bắt giữ và xử lý tàu của những tổ chức buôn người ngoài khơi Libya. Hội đồng gồm 15 thành viên đã thông qua nghị quyết do Anh soạn thảo với 14 phiếu thuận (Venezuela bỏ phiếu trắng). Như thế, Hội đồng Bảo an đã phê chuẩn giai đoạn thứ hai trong ba giai đoạn chiến dịch hải quân của EU nhằm giúp ngăn chặn dòng người di cư và người tị nạn vào châu Âu. Giai đoạn thứ ba sẽ liên quan đến hoạt động của châu Âu trong lãnh hải và các khu vực ven biển của Libya. Ban đầu Libya phản đối dự thảo nghị quyết này, nhưng sau đó đã đồng ý. Đại sứ Anh tại Liên Hiệp Quốc Matthew Rycroft cho rằng chiến dịch này tuy không thể giải quyết tận gốc cuộc khủng hoảng người tị nạn, nhưng cũng gửi đi một thông điệp rằng người ta sẽ không thể kiếm lợi từ dịch vụ này và cứu được nhiều sinh mạng. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát tại châu Âu lo ngại nếu bị chặn trên biển thì những tổ chức buôn người sẽ tăng cường tuyến đường bộ từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Hi Lạp và khu vực Balkan. Do vậy ngày 16-10, EU đã quyết định tăng cường hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ để ngăn chặn làn sóng di cư qua đường bộ. Ngoài việc phối hợp với các nước trong khối EU, một số nước cũng tìm phương thức giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn theo cách của họ. Bộ Ngoại giao Đan Mạch đã quyết định dùng một phần lớn trong quỹ hỗ trợ các nước đang phát triển để giúp các nước như Afghanistan, Mali, Burkina Faso, Chad, các nước vùng Sừng châu Phi và Bắc Phi phát triển đời sống nhân dân, hi vọng hạn chế số người đi tìm cơ hội tại Đan Mạch hay một quốc gia châu Âu nào khác. Theo dự báo của Liên Hiệp Quốc công bố vào tháng 9-2015, dân số châu Phi năm 2050 sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay. Do vậy dễ dự đoán lượng người nhập cư vào châu Âu tiếp tục tăng. ■ Tags: Khủng hoảng di dânEu và di dânNGĂN TỪ XA
Kim Nguyen Baraldi: Đọc sách là lúc thời gian có nhịp điệu khác... ZÉT NGUYỄN THỰC HIỆN 08/05/2025 3245 từ
Hồng y người Mỹ được bầu làm tân Giáo hoàng UYÊN PHƯƠNG 08/05/2025 Hồng y Robert Prevost vừa được mật nghị bầu trở thành tân Giáo hoàng. Ngài lấy tông hiệu Leo XIV và là Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên.
Lịch sử duyệt binh và những con số đáng nhớ trong Ngày Chiến thắng ở Nga THANH BÌNH 09/05/2025 Tại Nga, các cuộc duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng được tổ chức tại Quảng trường Đỏ ở Matxcơva từ năm 1995, và kể từ năm 2008, các cuộc duyệt binh còn có sự tham gia của khí tài quân sự hạng nặng.
Tin tức sáng 9-5: Giao dịch căn hộ ở TP.HCM chậm lại, người mua ưu tiên dự án pháp lý rõ ràng BÌNH KHÁNH 09/05/2025 Tin tức đáng chú ý: Giao dịch căn hộ ở TP.HCM chậm lại, người mua ưu tiên dự án pháp lý rõ ràng; Xử phạt công ty cung cấp thức ăn gây ngộ độc cho 33 học sinh tại TP Thủ Đức...
Tân Giáo hoàng Leo XIV: Từ nước Mỹ đến trái tim châu Mỹ UYÊN PHƯƠNG 09/05/2025 Chiều 8-5 (theo giờ Rome), Hồng y người Mỹ Robert Francis Prevost được chọn trở thành Giáo hoàng thứ 267 của Giáo hội Công giáo và Ngài cũng chính là Giáo hoàng đầu tiên đến từ nước Mỹ.