Văn hóa vé số đó, theo tôi biết, ít ra là đã có từ trước giải phóng ở miền Nam... Mặt sau của tờ vé số cuối cùng của chính quyền Sài Gòn đã không kịp xổ, khi ngày quay số là 3-5-1975.Trong chuyến về Long An cách đây hơn tháng, doanh nhân Võ Quốc Thắng kể tôi nghe một chuyện vui: Trong buổi tất niên trước Tết Canh Tý 2020, anh khoe với lãnh đạo tỉnh Long An rằng Đồng Tâm năm nay dẫn đầu cả tỉnh về đóng thuế. Lãnh đạo bảo anh nói dóc. Thế là anh kéo cả lãnh đạo ngành thuế tỉnh nhà qua làm chứng. Kết cục là cả anh lẫn lãnh đạo ngành thuế đều ngỡ ngàng khi vị lãnh đạo tỉnh hỏi lại: “Vậy xổ số để đâu?!”.Anh Võ Quốc Thắng cho biết Đồng Tâm - doanh nghiệp lớn nhất tỉnh Long An - đóng thuế khoảng 900 tỉ đồng/năm, trong khi ngành XSKT tỉnh là trên ngàn tỉ. Anh Thắng kể: Tui dân làm ăn, chả bao giờ quan tâm chuyện mua vé số cầu may. Lần đầu tiên trong đời mua vé số là hôm ấy gặp một bà cụ quá tội nghiệp. Tuổi của bà lẽ ra phải được hưởng sự an nhàn, vậy mà phải lặn lội bán vé số nuôi mình và cả nuôi cháu. Đầu tiên tui móc túi lấy vài trăm ngàn biếu cụ. Nhưng cụ từ chối, bảo mình không ăn xin. Thế là tui phải lấy vé số, song sau đó thì tặng lại cho mọi người. Từ đó, tui cũng hay mua, nhưng toàn mua của những người có hoàn cảnh đặc biệt và vé số thì tặng lại nhân viên, bạn bè.Câu chuyện của anh Thắng cũng là một “nét văn hóa” chung ở Đồng bằng sông Cửu Long. Sáng bạn bè tụ họp cà phê, một anh mua chục tờ phát mỗi người 1-2 tờ và hẹn “chiều trúng tối nhậu”.Đi đám ma, thường ở miền Tây người ta cũng hay mua vé số cả xấp, “biết đâu ông bà phù hộ”. Văn hóa vé số đó, theo tôi biết, ít ra là đã có từ trước giải phóng ở miền Nam. Thời đó, để quảng bá vé số, người ta còn in cả apphich cổ động, có tấm vẽ hình một ông tặng vé số cho một bà, kèm là câu Kiều “tân thời”: Trăm năm trong cõi người ta; biếu số kiến thiết mới là quý nhau!"Trăm năm trong cõi người ta, biếu số kiến thiết mới là quý nhau". Ảnh tư liệuCũng thời đó, khi tôi còn nhỏ, cứ mở radio là hay nghe giọng hát thật tếu của quái kiệt Trần Văn Trạch trong nền nhạc rộn ràng: Trong giấc mộng vàng, triệu phú đến nơi, năm mười đồng thôi, mua lấy xe nhà, giàu sang mấy hồi. Kiến thiết quốc gia, giúp đồng bào ta, ấy là thiên chức, của người Việt Nam. Mua số mau lên, xổ số gần đến. Mua số mau lên, xổ số... gần... đến.“Năm mười đồng thôi” một tấm vé số là thời điểm năm 1952, khi quái kiệt Trần Văn Trạch sáng tác bài này. Còn đến năm 1975, mỗi vé là 50 đồng và giải thưởng độc đắc là 5 triệu đồng. Hồi đó, lương ba tôi là 50.000 đồng/tháng, đủ lo cho gia đình 8 người sống đầy đủ. Như vậy một giải độc đắc có thể sống khỏe khoảng 10 năm. ■ Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Nhìn vào nền kinh tế vé số Tiếp theo Tags: Xổ sốVé sốNuôi một giấc mơ
Nhiếp ảnh gia chiến trường Thomas Billhardt: Cô ấy chỉ mơ một cốc nước chanh đá… CODET HANOI 30/04/2025 2202 từ
Lễ đón trọng thể Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước Kazakhstan TTXVN 06/05/2025 Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev chủ trì lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân ngày 6-5.
Người dân TP.HCM hoan hỉ vào chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức HỒ LAM 06/05/2025 Dù lễ chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự bắt đầu từ 14h ngày 6-5 nhưng đã có nhiều tăng ni, phật tử, người dân đến đây từ sớm để chờ đợi.
Lòng se điếu bán đầy thị trường, sở đang truy nguồn gốc TIẾN LONG 06/05/2025 Lòng se điếu (còn gọi là phèo hai da) được rao bán đầy thị trường là hành vi gian lận thương mại để tăng lợi nhuận, đúng là lòng se điếu rất hiếm và khó tìm trên thị trường.
Phó giáo sư Nguyễn Lân Cường qua đời THIÊN ĐIỂU 06/05/2025 PGS.TS Nguyễn Lân Cường, nhà khảo cổ học lập kỷ lục 'người nghiên cứu nhiều nhất các di cốt người Việt cổ', vừa qua đời trưa nay (6-5) tại Hà Nội.